By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kinh tế / Pháp luật

Dự án metro đội giá, vì sao?

Ashui.com 15/11/2015
14 phút đọc
SHARE

Không chỉ lùi thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác đến năm 2022 thay vì năm 2018, tổng mức đầu tư (TMĐT) cho dự án đường sắt đô thị (metro) TP.HCM tuyến Bến Thành – Tham Lương cũng bị đội thêm khoảng 51%, từ hơn 1,3 tỉ USD lên 2,074 tỉ USD.

Đây là một nội dung trong văn bản kiến nghị của UBND TP.HCM gửi Thủ tướng, vừa được Chính phủ báo cáo Quốc hội, kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các bộ ngành… tăng cường kiểm tra giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.

 


Ngày 24/8/2010, UBND TP.HCM đã làm lễ khởi công xây dựng tuyến metro số 2 Bến Thành (Q.1) – Tham Lương (Q.12), trong đó thi công trước hạng mục san lấp mặt bằng, xây tường rào, nhà bảo vệ của depot (trạm bảo hành kỹ thuật) Tham Lương
(Ảnh: T.T.D.) 

Cao gấp 1,9 lần thế giới? 

Trong văn bản giải trình trước đó, UBND TP.HCM cho biết trong quá trình thiết kế nền tảng (FEED), một số nội dung của thiết kế cơ sở của dự án cần phải được điều chỉnh như: mặt bằng các nhà ga ngầm, bổ sung thiết kế, khối lượng giao cắt giữa các tuyến tàu điện ngầm với các tuyến đường sắt đô thị; điều chỉnh số lượng đoàn tàu tương ứng với năm bắt đầu vận hành khai thác, các yếu tố về trượt giá… Việc thay đổi này tăng thêm 460,32 triệu USD. 

Dự án lùi tiến độ cũng khiến cho vốn đầu tư bị đội lên thêm 239,98 triệu USD do trượt giá từ năm 2010 tới nay. Hiện các nhà tài trợ đã đồng ý bổ sung vốn, TP.HCM cũng cam kết bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng để thực hiện dự án.

Do đó, để đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng xem xét phương án, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thông qua chủ trương điều chỉnh TMĐT dự án làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Tuy nhiên, trong báo cáo gửi văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Văn Trung cho rằng nội dung điều chỉnh dự án không làm thay đổi phạm vi và quy mô chiều dài tuyến đường (11,1km, trong đó có 9,3km đi ngầm) mà chỉ thay đổi một số yếu tố mang tính cục bộ và chi tiết kỹ thuật nhưng TMĐT bị đội thêm 51% là quá lớn.

Đặc biệt, hai gói hầm và các nhà ga ngầm tăng từ 403,79 triệu USD lên 773,99 triệu USD (tăng 91,68%); gói cầu cạn, nhà ga trên cao tăng từ 21,17 triệu USD lên 65,56 triệu USD (tăng 209,68%) là chi phí rất lớn.

Hơn nữa, với việc tăng TMĐT nêu trên, suất vốn đầu tư của dự án (đã trừ chi phí giải phóng mặt bằng) là 171 triệu USD/km, gấp 1,9 lần so với mức bình quân của thế giới.

Cụ thể, theo Bộ 
KH-ĐT, chi phí đầu tư metro tại một số nước (quy đổi về năm 2012) như Pháp (93,98 triệu 
USD/km, 90% đi ngầm), Ý (98,87 triệu USD/km, 100% ngầm), Hàn Quốc (80,74 triệu USD/km, 80% ngầm), Chile (99,01 triệu 
USD/km, 100% ngầm)…, tương đương mức bình quân khoảng 90,82 triệu USD/km.

“Do hồ sơ không có các tài liệu chi tiết liên quan đến việc điều chỉnh TMĐT của dự án nên chưa đủ cơ sở để nhận xét cụ thể về sự cần thiết cũng như nội dung điều chỉnh. Tuy nhiên, với vốn đầu tư tăng 51% và suất vốn đầu tư cao gấp 1,9 lần so với các nước, việc điều chỉnh dự án cần phải thẩm định kỹ về các nội dung và lý do điều chỉnh” – Thứ trưởng Bộ 
KH-ĐT Nguyễn Văn Trung 
khẳng định.


Công nhân thi công tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, TP.HCM (Ảnh: Tự Trung) 

Cần minh bạch thông tin các dự án metro

Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, cho rằng cả ba tuyến metro số 1, 2 và 5 của TP.HCM đều tăng vốn đầu tư từ 150% đến trên 200%, và chắc chắn đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng, là điều đáng quan tâm, tìm hiểu.

“Các nguyên nhân tăng vốn khá cao đều được chủ đầu tư giải thích gần như nhau, do tỉ giá, trượt giá, dự án nghiên cứu sơ sài, khảo sát thiết kế thiếu sót, bổ sung điều chỉnh mục tiêu phạm vi dự án, cả luôn lý do chậm giải tỏa mặt bằng… mà chưa nói đến trách nhiệm của chủ đầu tư là khó chấp nhận” – ông Sanh nói.

Theo ông Sanh, việc “đội” vốn ba tuyến metro của TP.HCM liên quan đến năng lực chuyên môn và quản lý của chủ đầu tư. 

Đó là năng lực kinh nghiệm chủ đầu tư không theo kịp quy mô tính chất công nghệ dự án, quá đơn giản với chất lượng các hồ sơ khảo sát thiết kế lẫn nghiên cứu khả thi của các đơn vị tư vấn nước ngoài. Cộng với thiếu tính công khai minh bạch thông tin dự án, việc đội vốn và tiến độ kéo dài là điều không tránh khỏi.

“Các lý do về tỉ giá, trượt giá vượt dự phòng theo quy định đều không có cơ sở thuyết phục do kinh tế thế giới và VN đã tương đối ổn định trong những năm vừa rồi. Theo tôi, lý do chính là quy hoạch và nghiên cứu khả thi sơ sài dẫn đến chất lượng khảo sát thiết kế dự toán không chính xác, thiếu nhiều công việc và khối lượng” – ông Sanh nói.

Cũng theo ông Sanh, để không còn tái diễn hiện tượng dự án kéo dài và đội vốn, TP.HCM nên xây dựng một chương trình dài hạn về sử dụng ODA trong giao thông.

“Cần tăng cường tính công khai minh bạch thông tin các dự án metro (chi phí, tiến độ, tình hình thực hiện, tồn tại), thường xuyên kiểm tra tiến độ chất lượng dự án, giám sát đánh giá hiệu quả dự án suốt vòng đời, tăng cường năng lực và trách nhiệm các ban quản lý dự án metro của TP” – ông Sanh nói.

Trong khi đó, giám đốc một công ty xây dựng lớn cho rằng các dự án ODA và vay ưu đãi nước ngoài cả nước đều có hiện tượng tiến độ kéo dài và đội vốn.

“Nguyên nhân sâu xa là các cấp quản lý chưa thấy bản chất hai mặt nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, xem ODA và vay ưu đãi là chùm khế ngọt, chưa thấy đó là gánh nặng cho con cháu sau này” – vị này nói.

Ngoài ra, theo vị này, bộ khung pháp lý, khung kỹ thuật và khung tài chính, xem như kiềng ba chân cho việc sử dụng quản lý đồng vốn vay sao cho hiệu quả bền vững vẫn chưa đầy đủ. 

Các dự án metro VN đều chậm tiến độ và tăng vốn 

Nhiều dự án đường sắt đô thị (metro) đang triển khai thi công tại TP.HCM và Hà Nội đều có điểm chung là chậm tiến độ và tăng TMĐT. Cụ thể:

Dự án tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên 
(TP.HCM) có TMĐT phê duyệt ban đầu là 1,09 tỉ USD, đã điều chỉnh lên 2,49 tỉ USD.

Dự án tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương, giai đoạn 1 TMĐT hơn 1,3 tỉ USD hiện đang đề xuất tăng lên 2,074 tỉ USD (tăng 726,5 triệu USD).

Dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 1 (giai đoạn 1 dài 8,89km từ ngã tư Bảy Hiền, Q.Tân Bình tới ga metro Tân Cảng) cũng bị đội từ 833 triệu euro lên 1,310 tỉ euro.

Dự án tuyến metro Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) TMĐT từ 552,86 triệu USD tăng lên 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD, đã được Chính phủ đồng ý và các đơn vị liên quan đã hoàn tất thẩm tra để Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh dự án.

Dự án tuyến metro thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội, có TMĐT ban đầu 783 triệu euro, đến nay tăng lên 1,176 tỉ euro, tăng thêm 393 triệu euro.

Theo một chuyên gia, các dự án đường sắt đô thị ở VN đều tăng TMĐT vì công tác chuẩn bị đầu tư không cẩn thận, báo cáo nghiên cứu khả thi sơ sài, thẩm định sơ sài, phê duyệt tắc trách. 

Ông Lê Khắc Huỳnh (phó Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM):

Tương đương suất đầu tư trung bình của thế giới

Trong tổng mức đầu tư hơn 2 tỉ USD của tuyến metro này, chi phí xây dựng (xây lắp và thiết bị) chỉ hơn 1,2 tỉ USD, còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng (gần 177 triệu USD) và gần 656 triệu USD là chi phí quản lý, tư vấn, thuế, dự phòng phí cùng lãi vay trong quá trình xây dựng.

Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, suất đầu tư của một công trình thường được tính trên cơ sở chi phí xây lắp và thiết bị.

Căn cứ vào tổng mức đầu tư nêu trên của dự án tuyến metro số 2, có thể ước tính được suất đầu tư vào khoảng 110 triệu USD/km (1.242.352.458 (USD)/11,3km = 109.942.695), xấp xỉ mức bình quân của thế giới chứ không quá cao như thông tin của Bộ Kế hoạch – đầu tư.

Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cũng đã tham khảo và nghiên cứu suất đầu tư của các dự án metro trên thế giới, đặc biệt là các dự án metro trong khu vực với điều kiện địa chất và địa hình tương đồng với TP.HCM, có suất đầu tư trung bình từ 90 triệu USD đến 375 triệu USD/km, thì suất đầu tư của dự án metro 2, tuyến Bến Thành – Tham Lương là chấp nhận được.

Tuy nhiên, việc so sánh suất đầu tư giữa các dự án chỉ là tương đối do còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như chiều dài tuyến (tỉ lệ đoạn đi ngầm và đi cao), số lượng đoàn tàu và loại đầu máy toa xe sử dụng của mỗi tuyến, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu của từng nhà tài trợ phụ thuộc vào hiệp định vay. 

(Tuổi Trẻ) 

Có thể bạn cũng quan tâm

TPHCM có thể thu 120.000 tỉ đồng từ quỹ đất dọc các tuyến metro

Thúc đẩy phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM

TP.HCM nghiên cứu phát triển mạng lưới đường sắt đô thị theo mô hình, tầm nhìn mới

Sau sáp nhập, TP.HCM dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị nhằm tạo động lực liên kết

Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM

TỪ KHÓA:dự án metrođường sắt đô thịmetro Hà Nộimetro tphcm
Bài trước TPHCM sẽ đầu tư 150.000 tỉ đồng cho giao thông công cộng
Bài tiếp Khởi công xây dựng nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
Sự kiện 07/07/2025
Tái thiết không gian phát triển Đông Nam Bộ từ trục giao thông chiến lược
Kinh tế / Pháp luật 07/07/2025
[Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
Sự kiện 07/07/2025
Mái nhà, từ che đến “chill”
Phong thủy 06/07/2025
Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
Kinh tế / Pháp luật 06/07/2025
Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm
Năng lượng - Môi trường 06/07/2025
Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật đảm bảo khả năng vận hành liên thông trong mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội

Tạp chí Xây dựng 20/04/2025
Kinh tế / Pháp luật

Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TPHCM làm chủ đầu tư 7 tuyến metro

KTSG Online 02/04/2025
Tin trong nước

Đề xuất lập Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới metro tại TPHCM

KTSG Online 14/03/2025
Tin trong nước

TP.HCM trình đề án TOD và triển khai các dự án giao thông trọng điểm năm 2025

VnEconomy 07/03/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?