By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Hết thời dàn hàng ngang làm cảng biển?

Ashui.com 01/10/2013
9 phút đọc
SHARE

Giảm sâu các chỉ tiêu về khả năng thông qua các cảng, trên cơ sở đó, đây cũng là lúc tập trung đầu tư có trọng điểm, nâng cấp cảng đầu mối hiện có thay vì đầu tư theo kiểu dàn hàng ngang, dẫn đến tình trạng thiếu hàng thừa cảng thời gian qua. 

Đó là những thay đổi “chiến lược” trong điều chỉnh quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam (giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030) đang được bộ Giao thông vận tải dự thảo, lấy ý kiến các bộ ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

 


Tình trạng thiếu hàng thừa cảng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải 

 

“Hạ tải” 

Theo số liệu từ cục Hàng hải Việt Nam, cả nước hiện có 219 bến cảng (với 373 cầu cảng, tổng chiều dài khoảng 43.600m) có năng lực thông qua hơn 430 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, lượng hàng qua cảng năm 2012 đạt 294,7 triệu tấn, dù gấp 2,15 lần năm 2005 nhưng cũng chỉ bằng khoảng 60% lượng hàng qua cảng dự kiến cho năm 2015 (tại quy hoạch được duyệt năm 2009). 

Đơn vị được cục Hàng hải giao nhiệm vụ lập đề án điều chỉnh quy hoạch cảng biển Việt Nam, là công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (Portcoast) cho rằng, bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi so với thời điểm nghiên cứu lập quy hoạch. Các khó khăn chung của kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đầu tư và thương mại. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong nước đã, đang được điều chỉnh lại. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, địa phương có liên quan nhiều tới cảng biển đã, đang được điều chỉnh; nhiều dự án công nghiệp tập trung về luyện kim, lọc hoá dầu, nhiệt điện… có lượng hàng chuyên dùng qua cảng lớn bị dãn tiến độ hoặc huỷ bỏ. Do vậy, việc rà soát, điều chỉnh lại quy mô phát triển theo giai đoạn (đặc biệt là các dự án ưu tiên trong giai đoạn trước mắt) nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch phát triển cảng biển là rất cần thiết.

Theo đó, tổng lượng hàng qua các cảng biển được Portcoast dự báo khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 395,4 – 408 triệu tấn vào năm 2015; 634,42 – 677 triệu tấn vào năm 2020 và từ 1.041 – 1.162 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi đó, quy hoạch lần trước (2009) thì các chỉ tiêu này lần lượt là: 498,5 – 590 (2015), 634 – 677 (2020) và 1.041-1.162 (2030). Điều này cho thấy đã có sự “hạ tải” khá sâu trong chỉ tiêu hàng hoá thông qua cảng. Cụ thể, trong đó giai đoạn 2015 giảm khoảng 100 triệu tấn; giai đoạn 2020 giảm khoảng 240 triệu tấn và giai đoạn 2030 giảm khoảng 540 triệu tấn/năm.

Trên cơ sở phân tích đó, dự thảo tờ trình cho rằng cần tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế; đặc biệt là cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp nhận được tàu trọng tải trên 100.000 DWT, tàu container sức chở 9.000 TEU hoặc lớn hơn, đủ năng lực để có thể kết hợp đảm nhận vai trò trung chuyển container quốc tế; các cảng chuyên dùng quy mô lớn cho các liên hợp luyện kim, lọc hoá dầu, trung tâm nhiệt điện chạy than tiếp nhận được tàu trọng tải 100.000 – 300.000 DWT hoặc lớn hơn. Bên cạnh đó là cần chú trọng cải tạo, nâng cấp các cảng đầu mối hiện có; xây dựng có trọng điểm một số cảng địa phương theo chức năng, quy mô phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và khả năng huy động vốn. 
 

Hạn chế cảng “treo”, hoạt động cầm chừng 

Cùng với đó, tờ trình cũng đã chỉ ra những yếu kém trong việc đầu tư phát triển hệ thống cảng biển những năm qua. Trước tiên, là sự không đồng bộ về quy mô, đặc biệt là tiến trình đầu tư xây dựng giữa cơ sở hạ tầng bến cảng và hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đến cảng (bao gồm cả luồng vào cảng và đầu mối logistics…) làm hạn chế lớn tới năng lực hoạt động và hiệu quả đầu tư cảng biển. “Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hàng thừa cảng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, cảng “treo” tại Hiệp Phước, Phú Hữu – TP. HCM, hoạt động cầm chừng tại các cảng/khu bến ở đồng bằng sông Cửu Long, chưa phát huy được năng lực cầu bến tại Đình Vũ – Hải Phòng”, tờ trình dẫn chứng.

Đáng chú ý, dù là cơ quan quản lý ngành cao nhất, song bộ Giao thông vận tải nhìn nhận “chưa có một cơ quan quản lý đủ mạnh chịu trách nhiệm điều phối chung trong quá trình phát triển và hoạt động tại cảng biển”, và “việc nghiên cứu để áp dụng (trước hết là thí điểm) một mô hình quản lý phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đòi hỏi”. 

“Hạ tải” cảng Vân Phong 

Một minh chứng rõ nét nhất cho sự “hạ tải” này là chỉnh sửa nội dung liên quan tới chức năng, vai trò của cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Theo đó, từ chỗ được quy hoạch là cảng trung chuyển quốc tế, thì tại quy hoạch sửa đổi này, Vân Phong sẽ đảm nhận vai trò cảng tổng hợp quốc gia. “Trong quy hoạch được duyệt, việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong – Khánh Hoà được xác định là một trong các mục tiêu quan trọng, bước đi đột phá trong phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện giai đoạn khởi động chậm, việc phát triển khu kinh tế Vân Phong không đạt kỳ vọng theo quy hoạch chung, việc đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực Cái Mép, Thị Vải – Vũng Tàu và Lạch Huyện – Hải Phòng đã và đang được triển khai tốt. Do vậy cần phải xem xét lại vai trò của cảng này về chủ trương và phương thức đầu tư cho phù hợp”, dự thảo tờ trình của bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh. 

Chí Hiếu 

Có thể bạn cũng quan tâm

Đến năm 2030, cần hơn 77.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển TP.HCM

Phê duyệt quy hoạch cảng biển

Đầu tư cảng biển cần gắn với năng lượng xanh, hạ tầng số

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể cảng biển Việt Nam đến năm 2030

Cảng biển Việt Nam chuyển mình theo hướng xanh và thông minh hơn

TỪ KHÓA:cảng biểnhệ thống cảng biểnquy hoạch cảng biểnxây dựng cảng biển
Bài trước Kiểm soát, hạn chế hình thành các “khu phố ngoại”
Bài tiếp Cao chọc trời = phù phiếm?
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Phát triển cảng biển, vẫn loay hoay chuyện kết nối

Ashui.com 04/07/2020
Kinh tế / Pháp luật

Bộ Giao thông Vận tải muốn xây dựng cảng 1A tại Trần Đề (Sóc Trăng)

Ashui.com 28/12/2018
Góc nhìn

Bức tranh cảng biển Việt Nam sau hai thập kỷ quy hoạch

Ashui.com 17/09/2018
Góc nhìn

Cảng xanh, sự lựa chọn tất yếu!

Ashui.com 22/07/2018
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?