By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Kiểm soát hệ số sử dụng đất đô thị

Ashui.com 07/07/2020
7 phút đọc
SHARE

Hầu hết các quy hoạch phát triển của Việt Nam đều bị phá vỡ chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện đã gây lãng phí tài nguyên đất đai, nguồn lực của đất nước.

Thiếu cơ sở dữ liệu khoa học, tầm nhìn ngắn hạn là nguyên nhân của thực trạng này. Do quy hoạch chắp vá, tầm nhìn ngắn hạn với mong muốn khai thác nhanh, hàng ngàn dự án bao quanh các thành phố cũng đã được chuyển đổi mục đích cho hàng trăm công ty kinh doanh đất trên giấy với hạ tầng chắp vá, tạm bợ. Thế là, san lấp, làm mặt bằng. Bức tranh “nhà nhà làm quy hoạch” lộ rõ khiến đô thị lem nhem. Trong cơn quay cuồng đó, hạ tầng kỹ thuật đô thị bị “bỏ quên”, nhiều nơi trở thành “điểm đen” úng ngập mỗi khi mưa xuống.

Những vấn nạn kể trên là hậu quả của việc chậm trễ dự báo, quy hoạch và các chính sách, luật ban hành không khả thi, thiếu thực tiễn trong quản lý phát triển đô thị.


(Ảnh minh họa /Nguồn: Internet)

Điển hình là Hà Nội. tình trạng lộn xộn trong quy hoạch diễn ra rất rõ. Ngay trên một tuyến đường như Lê Văn Lương, việc cấp phép xây dựng cao ốc tràn lan đã khiến tuyến đường này trở thành nỗi ám ảnh với bất cứ ai khi di chuyển qua đây.

Với một đô thị lớn như TP.HCM, áp lực lên hạ tầng đô thị cũng rất lớn, trong khi nguồn lực đầu tư hạn chế, phân tán, hiệu quả thấp. Chỉ cần so với Hải Phòng, một đô thị khoảng 2 triệu dân, số ki-lô-mét chiều dài đường giao thông bằng 1/10 so với TP.HCM nhưng kinh phí đầu tư hạ tầng giao thông gần như tương đương, khoảng 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Các chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thực trạng này, đó là quy hoạch hạ tầng đô thị không đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất. Ngay như lĩnh vực giao thông, dù Hà Nội có đồ án Quy hoạch chung xây dựng từ tháng 4/2011 nhưng phải đến tháng 3/2016 mới phê duyệt Quy hoạch GTVT. Ngay từ khâu làm quy hoạch đã bất cập như vậy, nên đương nhiên, quá trình phát triển đô thị của Hà Nội sinh ra nhiều hệ lụy.

Để giảm quá tải hạ tầng, bên cạnh khống chế quản lý mạnh công trình cao tầng nội đô, cần thực hiện đồng bộ giải pháp gián tiếp để giãn dân, giảm tải nội đô ra các khu đô thị mới ngoại vi như định hướng quy hoạch chung đã được duyệt. Theo quy hoạch mới nhất, Hà Nội cho phép xây dựng hàng loạt các khu nhà ở cao tầng và thấp tầng từ vành đai 3 đến vành đai 4 kéo dài, toàn bộ phía bắc sông Hồng từ Mê Linh, Đông Anh đến tận Long Biên. Đây là các khu vực phát triển nhà ở dân cư không hạn chế, có thể xây quy mô lớn đồng thời là đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật để tạo ra một chất lượng cuộc sống thực sự tốt hơn rất nhiều so với khu vực nội đô lịch sử. Đẩy mạnh không chỉ loại hình nhà ở thương mại mà phải phát triển loại hình nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ để tạo điều kiện cho người bên trong nội đô mua nhà giãn dân ra bên ngoài. Theo kinh nghiệm quốc tế, khi giãn được mật độ dân số đến ngưỡng bền vững, chính quyền sẽ tái cấu trúc cải tạo trở lại khu vực nội đô lịch sử.

Tiếp đó, cần giám sát chặt chẽ quy trình cấp phép điều chỉnh cục bộ hiện nay, đảm bảo các tiêu chí tuyệt đối trung thành với mục tiêu của quy hoạch chung được duyệt. Cần có chế tài giám sát chấp hành nghiêm các quy định của của Nhà nước về tiêu chuẩn – quy phạm. Tránh để cơ quan quản lý, chủ đầu tư dự án có thể “vận dụng” một cách tùy tiện, điều chỉnh cục bộ khiến quy hoạch cấp dưới phá vỡ quy hoạch cấp trên.

Các đô thị Việt Nam phải kiểm soát bằng được hệ số sử dụng đất. Vai trò và sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu hệ số sử dụng đất trong thẩm định, cấp phép các dự án cao tầng nội đô cần được coi trọng. Đây là một chỉ số rất quan trọng, được xem xét cẩn thận bởi nó cho thấy sự chất tải của dự án xây dựng lên hệ thống hạ tầng đô thị, đánh giá và khống chế “trần chất tải” của dự án lên hạ tầng khu vực.

Kinh nghiệm của các quốc gia thành công trong phát triển đô thị cho thấy, “phải đặc biệt ưu tiên xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị, đó là nền tảng của đô thị”. Nhưng, với các đô thị của Việt Nam, nhìn chung chúng ta vẫn chưa chống đỡ nổi các khủng hoảng hiện tại, do yếu về vốn, kỹ thuật, nhân lực và cả trình độ quản trị của các cấp chính quyền đô thị.

Ngọc Lý

(Báo Xây dựng)

Có thể bạn cũng quan tâm

Đổi mới quản lý phát triển đô thị Việt Nam

Sắp xếp bộ máy là cơ hội để tạo đột phá trong phát triển đô thị

Đà Nẵng: Quản lý đô thị bằng công nghệ số

TPHCM ứng dụng công nghệ thông tin quản lý quy hoạch đô thị

Luận bàn các giải pháp quản lý không gian cao tầng trong đô thị

TỪ KHÓA:hệ số sử dụng đấtquản lý đô thị
Bài trước Phát triển nhà 20 triệu đồng/m2: Chính sách thì rất hay…
Bài tiếp Nhật trình làng tàu cao tốc có thể chạy dù xảy ra động đất
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kinh tế / Pháp luật

Quá nhiều bất cập trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng

Ashui.com 03/07/2022
Tin trong nước

Bộ Xây dựng: Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước và phát triển đô thị năm 2022

Ashui.com 27/04/2022
Góc nhìn

Nhà kỳ dị xuất hiện ven đường vành đai 2 ở Hà Nội

Ashui.com 06/03/2021
Quy hoạch đô thị

Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý phát triển công trình cao tầng nội đô

Ashui.com 29/10/2018
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?