By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc sư

Kiến trúc sư VN hành nghề và hội nhập: Vì sao thua đậm trên sân nhà?

Ashui.com 03/01/2010
9 phút đọc
SHARE

Chất lượng sống của người dân ở TPHCM hiện nay đang ở mức thấp đáng báo động, trước những căn bệnh kinh niên của đô thị (ĐT): Từ cơ sở hạ tầng yếu kém, đến thiếu hụt trường học, nhà ở, bệnh viện, thiếu cây xanh, thiếu đất giao thông, môi trường sống bị xâm hại nghiêm trọng. Đó là hệ quả của quá trình quy hoạch và quản lý ĐT không giống ai.

Trong đó, vai trò của KTS trong thiết kế ĐT hoàn toàn bị vô hiệu hoá, rất ít thành viên Hội đồng Kiến trúc – Quy hoạch TP là KTS đang hành nghề; hơn thế nữa, họ còn bị lấn sân trước làn sóng KTS ngoại đổ bộ và tâm lý chuộng ngoại của nhà đầu tư.


Một góc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng 

Quy hoạch “giết” kiến trúc

Nhiều năm qua, cho dù tốc độ xây dựng chóng mặt, song về mặt kiến trúc, TPHCM không có một công trình tiêu biểu nào. Bộ mặt ĐT xấu đều. Các chiến lược QH hầu như phá sản, hoặc bế tắc.

Có KTS cho rằng: kiến trúc hiện nay đang là một vấn nạn. Bởi cái giá phải trả của xã hội đối với lĩnh vực này quá lớn, cái giá không thể sửa chữa với cả một làng quê, một ĐT. Đó là cảnh quan bị phá vỡ, môi trường bị ô nhiễm, tình trạng ngập nước, kẹt xe, những công trình phố cổ bị bao vây, lọt thỏm trong mớ bêtông sắt thép hỗn độn.

Trước đây, người ta đặt vấn đề xây dựng những TP vệ tinh với vành đai xanh bảo vệ, thì TP áp đặt phương án đa trung tâm. Đến nay, kết quả quy hoạch mang lại là toàn TP chỗ nào cũng là trung tâm, chỗ nào cũng kẹt xe và ngập nước. Câu chuyện quy hoạch treo, quy hoạch  “loạn 12 sứ quân”, quy hoạch biến dạng, thay đổi liên tục kéo theo quy hoạch này phá quy hoạch kia và quy hoạch giao thông không ăn nhập gì với quy hoạch kiến trúc, điện nước…

Từ chuyện quy hoạch không rõ ràng, dẫn đến XD công trình dù lớn, nhỏ đều phải xin chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận ý kiến kiến trúc, mật độ, tầng cao, xin thoả thuận môi trường, phòng cháy chữa cháy, điện nước và hàng loạt công việc phức tạp khác nằm ngoài chuyên môn và cái tâm của nhà quản lý.


Một góc Sài Gòn xưa 

Lẫn lộn vai trò

Trong khi đó, vai trò của KTS, người thiết kế nên “hình hài” cho ĐT, làng mạc, công trình, cảnh quan lại không được coi trọng. Trước đây, KTS là tác giả chính của công trình, thì ngày nay, cùng với sự tham gia của nhiều bộ môn kỹ thuật khác, dần dần, người lãnh đạo công trình có khi không còn là KTS mà là chủ điều hành dự án. Thông thường, KTS phải gánh trách nhiệm không thuộc chuyên môn của mình (kết cấu, điện, nước, các vấn đề quản lý, pháp lý), nên bị phân tán sức lực thay vì tập trung cho sáng tác.

Theo KTS Nguyễn Hữu Thái, trước đây ở Sài Gòn và nay thì cả thế giới đều áp dụng việc phân công tách bạch các khâu thiết kế và thi công trong xây dựng công trình. Chỉ có ở nước ta là có tình trạng mập mờ và nhập nhằng này mà thôi!

KTS chủ yếu đảm trách phần công năng, mỹ thuật công trình: Bố cục, kiểu dáng, hình khối, màu sắc, vật liệu, tổng dự toán. Theo thông lệ quốc tế, phần thiết kế thể hiện (kết cấu, điện, nước) được chuyển qua khâu thi công. Căn cứ trên hồ sơ thiết kế kiến trúc, bên thầu đảm trách việc này.

Chồng chéo giấy phép

Nhiều người cho rằng, cấp phép XD đang trở ngược lại cơ chế xin cho thời bao cấp, với quy trình thẩm định, phê duyệt, ý kiến, cấp thoả thuận khoảng 30-40 bước và thời gian tính theo từng năm. Vẽ 1 dự án 3 tháng nhưng thẩm định từ trình cho đến lúc duyệt là 3 năm! Hồ sơ một công trình có đủ quy hoạch theo tỉ lệ từng bước một 1/5.000, 1/2.000, 1/500.

  • Ảnh bên : Một ngôi nhà “quái dị” xuất hiện trên đại lộ Đông – Tây (ảnh: Trần Phan)

Rồi thiết kế công trình cũng phải có đủ: Thiết kế sơ bộ, thiết kế phương án, thiết kế ĐT, thiết kế cơ sở, thiết kế phân khu, thiết kế tổng thể, thiết kế nối kết, rồi đến thiết kế kỹ thuật, 3 bước (mỗi bước phải có phê duyệt, thẩm định, ý kiến, thoả thuận).

Rồi lại đến bản vẽ thiết kế thi công, thiết kế kết cấu, điện nước, đủ loại hệ thống mạng kèm theo bộ đơn giá, bộ quy chuẩn thay đổi liên tục. Người KTS bị “ngập lụt” trong những văn bản chồng chéo của nhiều ban, ngành, địa phương.

Theo KTS Phạm Thanh Tuyền, trong việc quy hoạch ĐT và cấp phép XD, đối với các công trình nhỏ lẻ, nhà phố có quy mô dưới 5 tầng, cấu trúc không quá phức tạp, nên chăng đưa việc quản lý về phường, không nên tập trung hết về quận, sẽ gây ứ đọng hồ sơ.
 
Việc cấp phép XD cũng có thể giao cho KTS đã được cấp chứng chỉ hành nghề, có văn phòng thiết kế đầy đủ tư cách pháp nhân đứng ra thay mặt Nhà nước cấp phép. Những đơn vị này chịu trách nhiệm trước pháp luật việc họ làm. Như vậy, việc cấp phép trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn.

Đào tạo chưa được quốc tế công nhận

Tài chính để đào tạo ra KTS quá mỏng manh, có thể gây đổ vỡ sự nghiệp đào tạo “cao cả” của chúng ta vào bất cứ lúc nào- TS-KTS Phạm Tứ, hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc TPHCM, nhìn nhận. Một KTS ngoại phải bỏ ra phí đào tạo 15.000 USD-32.000USD/năm, trong khi một KTS VN chỉ bỏ ra 400-500USD/năm.

Thế giới hướng đến đào tạo thích nghi với thị trường lao động đa dạng, xu hướng đào tạo chuyên sâu kết hợp cung cấp tư duy đa ngành. Trong khi VN có độ vênh giữa mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thị trường, đào tạo đơn ngành theo diện rộng. Khi ra trường, các công ty tư vấn thiết kế đòi hỏi sinh viên vào làm ngay, trong khi ở nước ngoài cần 5 năm sau ĐH để thực tập nghề, thi lấy chứng chỉ hành nghề, mới có danh xưng KTS.

Cải tiến và nâng cấp chương trình đào tạo KTS là vấn đề cần thiết đặt ra trong tình hình hiện nay. Bởi chương trình và phương pháp đào tạo hiện nay được coi là lạc hậu, trong đào tạo còn nhiều bất cập về kiến thức chuyên ngành, thiếu kiến thức xã hội, nhân văn, thiếu tiếp cận với kiến trúc hiện đại của thế giới, thiếu kỹ năng hành nghề. 

Minh Thi 

>> Nên có luật kiến trúc sư 

Có thể bạn cũng quan tâm

KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư

KTS Trung Mai tham gia Triển lãm Kiến trúc Quốc tế La Biennale di Venezia lần thứ 19

Tropical Space chiến thắng tại Monsoon Architecture Awards 2025

Hội nghị Kiến trúc Quốc tế Mùa Xuân AIA 2025 – “Kiến trúc Tiên phong & Đổi mới”

Giải thưởng Pritzker 2025: KTS Liu Jiakun (Trung Quốc)

Bài trước Dolphin Plaza
Bài tiếp Nên có luật kiến trúc sư
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kiến trúc sư

Cuộc gặp gỡ giữa “không tưởng” và “thực dụng” trong triết lý thiết kế của Bjarke Ingels

Ashui.com 01/03/2025
Kiến trúc sư

Trò chuyện với KTS Bùi Thế Long từ CTA | Creative Architects

Ashui.com 09/02/2025
Kiến trúc sư

KTS Vincent De Graaf: Thiết kế đề cao trải nghiệm

Ashui.com 18/01/2025
Kiến trúc sư

Hé lộ biểu tượng ánh sáng đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế bởi huyền thoại thế giới Isometrix

Ashui.com 17/01/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?