Ashui.com

Tuesday
Jan 21st
Home Chuyên mục Bất động sản Khu vực châu Á - Điểm đến đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất

Khu vực châu Á - Điểm đến đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất

Viết email In

Cuộc đua bất động sản (BĐS) châu Á đang nóng hơn bao giờ hết với sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, ghi nhận lượng đầu tư thiết lập kỷ lục trong năm nay. 

Theo báo cáo mới nhất “Dòng vốn toàn cầu” của đơn vị nghiên cứu Jones Lang Lasalle (JLL), lượng giao dịch BĐS khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 42 tỷ USD trong quý II, cao hơn 26% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, lượng giao dịch đạt 81 tỷ USD, tăng 29% so với năm trước đó và là mức cao nhất được ghi nhận từ trước đến nay.  


Những thị trường đang phát triển mới được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng nhiều nhất, trong đó có Việt Nam
 

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trong giai đoạn phục hồi kể từ chu kỳ suy thoái trước đó. Tốc độ thực hiện các giao dịch tăng lên đáng kể so với các khu vực khác trên thế giới. Số lượng giao dịch nửa đầu năm tăng 9% ở cả châu Mỹ và châu Âu. Sự tăng trưởng của châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy lượng giao dịch toàn cầu, đạt 341 tỷ USD trong nửa đầu năm 2018, tăng 13% so với năm 2017 và đây là chu kỳ 06 tháng có diễn biến tốt nhất kể từ năm 2007. 

Ông Pranav Sethuraman - Bộ phận Nghiên cứu Vốn toàn cầu của JLL nhận định: Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được thúc đẩy bởi sự phục hồi liên tục tại các thị trường phát triển như Úc và Nhật Bản cùng với sự tăng trưởng dài hạn ở các thị trường đang phát triển.

Do đó, lượng đầu tư ở hầu hết các thị trường lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm. Điển hình là những nước phát triển hàng đầu hiện nay như Hồng Kông, Hàn Quốc và Úc nổi lên với tốc độ tăng trưởng trung bình là 110% so với năm 2017. Mặc dù có sự suy giảm trong quý II nhưng tổng thể các hoạt động vẫn tăng 3% ở Trung Quốc và 7% ở Nhật Bản nhờ nền tảng vững chắc của các quốc gia này.

Tuy nhiên, những thị trường đang phát triển mới là nơi có tiềm năng tăng trưởng nhiều nhất. Những thị trường lớn có sự đa dạng về nhân khẩu học như Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc là nền tảng chủ chốt cho sự phát triển bền vững của khu vực trong tương lai.

Nhiều thị trường khu vực châu Á hội tụ đầy đủ các yếu tố tích cực cho sự tăng trưởng bền vững của BĐS. Điển hình như Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam có tổng dân số lần lượt là 1,3 tỷ người, 261 triệu người và 93 triệu người, tầng lớp trung lưu gia tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, dân số trẻ và sự cải thiện tính minh bạch.

Theo ông Stephen Wyatt - Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, Việt Nam đang tiếp tục thể hiện mức tăng trưởng tốt, nhằm thu hút lượng đầu tư từ nước ngoài ở tất cả các danh mục BĐS. Thị trường rất triển vọng trong thời gian gần đây do sự gia tăng sức mua, tăng trưởng chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng và dân số đô thị được mở rộng, số nhân khẩu trẻ chiếm tỷ lệ lớn. 

Mặt khác, JLL vừa công bố báo cáo chỉ số minh bạch BĐS toàn cầu tại Đông Nam Á. Theo đó, Việt Nam là một trong những thị trường có mức tăng trưởng ấn tượng. Đáng chú ý, Việt Nam đã ở ngưỡng quá độ lên nhóm “bán minh bạch”. Việt Nam hiện nay hội tụ đủ điều kiện tiềm năng cho sự phát triền bền vững trong tương lai.

Trong khi đó, một số quốc gia châu Á đang phải đối mặt với các thực trạng xã hội như Trung Quốc có dân số già cao và Philippines đối mặt với bất ổn về chính trị, nhưng hầu hết các yếu tố phát triển cơ bản của thị trường đều có tín hiệu tích cực với lĩnh vực BĐS.

Các chính sách ưu tiên của chính phủ về BĐS điển hình như Đạo luật BĐS (Quy định và Phát triển) của Ấn Độ năm 2016 đang dần cải thiện tính minh bạch của thị trường và như chính quyền Trung Quốc ủng hộ việc phát triển hơn nữa loại hình cho thuê nhà ở đa thế hệ.

Ngoài ra, các thị trường phát triển ở châu Á, đặc biệt là Úc, Hồng Kông và Nhật Bản, đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài cả trong và ngoài khu vực. JLL dự báo giá thuê văn phòng ở Sydney và khu trung tâm Melbourne tiếp tục leo thang trong năm nay, mặc dù đã tăng 26% và 13,4% vào năm 2017.

Theo nghiên cứu mới nhất từ JLL ghi nhận, khoảng cách giữa lãi suất phi rủi ro và hiệu suất BĐS dần được rút ngắn. Lượng đầu tư rót vào lĩnh vực BĐS toàn cầu, giá BĐS sẽ tăng và hiệu suất văn phòng lớn nhất đã giảm 221 điểm cơ bản từ mức đỉnh trong quý I/2009 xuống 4,69% trong quý II/2018, mức thấp nhất trong các chu kỳ gần đây.

Mặc dù có mức lãi suất tăng vừa phải, JLL nhận thấy, thông qua diễn biến của các chu kỳ gần đây, hiệu suất lợi nhuận của BĐS mang tính phụ thuộc vào các yếu tố nền tảng của thị trường hơn là lãi suất. Với các tín hiệu tích cực khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hiệu suất đang có triển vọng tăng trưởng tốt nhất và thu hút lượng đầu tư nhiều hơn.

Linh Anh 

(Báo Xây dựng) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...