Hiện nay những căn nhà mặt tiền trên các tuyến đường của TP.HCM phần lớn trở thành các Cty, cửa hàng kinh doanh. Kinh doanh dựa vào mặt tiền đường không chỉ tồn tại ở TP.HCM mà còn trải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, tạo thành nét văn hóa kinh doanh và trở thành loại hình kinh doanh đặc thù.
Việc mua sắm tại các cửa hàng mặt tiền đường đã trở thành thói quen từ bao năm nay của phần lớn người dân TP, với đủ mọi thành phần hàng hóa có thể phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng từ A-Z. Chính vì yếu tố đặc thù đó, việc hàng loạt các Trung tâm thương mại (TTTM) ra đời liệu có xảy ra tình trạng cung vượt cầu khi mọi loại hàng hóa đều đã có mặt trên khắp các tuyến đường của TP? Một số loại hình dịch vụ như cửa hàng ăn uống, tạp hóa, quán cà phê, quán nhậu bình dân có phù hợp khi đưa vào hoạt động trong các TTTM?
Diamond Plaza (ảnh minh họa)
Theo thống kê, từ năm 1996 đến nay TP.HCM có 15 khu TTTM ra đời, tập trung chủ yếu tại các quận trung tâm. Một số khu TTTM trên địa bàn Q.1 như Diamond Plaza, tổng diện tích 12 nghìn m2, Tax Plaza hơn 14 nghìn m2, Parkson 17 nghìn m2; ở Q.5 có An Đông Plaza diện tích sàn 18 nghìn m2, Thuận Kiều Plaza hơn 21 nghìn m2, Parkson Hùng Vương 24 nghìn m2…
Một số các TTTM mới đang triển khai trên khắp các quận, huyện như khu ĐTM Phú Mỹ Hưng xây TTTM Saigon Paragon với tổng diện tích sàn 8 nghìn m2; Royal Centre trên đường Nguyễn Văn Cừ (Q.5) quy mô 10 nghìn m2 sàn, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008. Một số dự án TTTM khác là Saigon Palace trên đường Lê Đại Hành (Q.11) diện tích sàn 25 nghìn m2; The Everich trên đường 3/2 (Q.11) diện tích sàn 24 nghìn m2; rồi còn khu TTTM cấp vùng như The Canary (xây tại Bình Dương) với diện tích sàn 82 nghìn m2; Platinum Plaza (huyện Bình Chánh) quy mô 140 nghìn m2, Saigon Financial Centre trên đường Lê Hồng Phong (Q.10) hơn 186 nghìn m2, trong tương lai KĐTM Thủ Thiêm có TTTM Metropolis với quy mô tới 600 nghìn m2…
Dự án Saigon Paragon (ảnh minh họa)
Việt Nam được đánh giá là dân số trẻ (60% dân số nằm trong độ tuổi từ 30 - 40), do vậy năng lực chi tiêu rất lớn. Vấn đề mua sắm trong tương lai không chỉ vì nhu cầu mà còn là sự thể hiện vị thế của người tiêu dùng, do vậy, việc phát triển các TTTM hiện nay chính là sự kết hợp hoàn hảo của “Cơ hội và thời điểm”. Tuy nhiên, thông qua thị trường địa ốc cho thấy số người có thu nhập thấp chiếm tới 80% cư dân TP hiện nay và chốn an cư vẫn là mối bận tâm hàng đầu của họ.
Với thực trạng đó, việc phát triển các TTTM tại Việt Nam còn khá xa vời thực tiễn khi chỉ có 20% số người có thu nhập ổn định. Việc cung vượt quá cầu đã thấy rõ và liệu hàng loạt các TTTM ra đời chỉ nhằm hướng đến việc phục vụ cho người giàu?
- Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam
- Đánh thức thị trường nhượng quyền thương hiệu bất động sản
- Đà Nẵng: "Đua" xây cao ốc
- Đầu tư vào bất động sản: Những xu hướng mới
- Bất động sản Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chậm lại
- Đà Nẵng - sức hút các nhà đầu tư bất động sản
- Chỉ số bất động sản có định hướng được thị trường?
- Thí điểm áp dụng chỉ số giá bất động sản tại TP.HCM
- Mô hình nào cho khu đô thị mới ở Việt Nam