Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), Chương trình phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển nhà ở TPHCM năm 2020 do Sở Xây dựng TPHCM đề xuất cần quan tâm đến nhà ở xã hội và nguồn vốn cho phân khúc này.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, trong năm 2019, thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM sụt giảm năm thứ hai liên tiếp về quy mô, có biểu hiện lệch pha cung – cầu và gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do những vướng mắc, chồng chéo, xung đột trong một số quy định của pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật.
Nhu cầu nhà ở xã hội giá rẻ tại Việt Nam là vô cùng lớn
Do đó, HoREA đề nghị UBND TPHCM xem xét thấu đáo các đề xuất để ban hành quy trình các bước xét duyệt hợp lý (5 bước), đối với các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, trong đó có phần đất rạch, đường, bờ đất thuộc Nhà nước quản lý xen kẹt trong dự án.
HoREA đề nghị UBND TPHCM xem xét các đề xuất để quyết định các phương án xử lý đối với phần đất thuộc Nhà nước quản lý nằm xen kẹt trong các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp; xem xét các đề xuất để giải quyết các vướng mắc về tính tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại; sớm giải quyết các vướng mắc của thị trường bất động sản, trong đó có kết quả thanh tra, nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa… tiến tới tháo gỡ khó khăn.
Thêm vào đó, đề nghị thành phố khi quyết định phê duyệt dự án nhà ở, đồng thời quyết định cập nhật, bổ sung dự án được duyệt vào “Danh mục dự án nhà ở” trong kế hoạch phát triển nhà ở năm 2020.
HoREA cũng đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Cụ thể, đề nghị thành phố xem xét thấu đáo các đề xuất để ban hành quy trình các bước xét duyệt hợp lý đối với các dự án nhà ở xã hội có quỹ đất hỗn hợp do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, trong đó có phần đất rạch, đường, bờ đất thuộc Nhà nước quản lý xen kẹt trong dự án, theo hướng rút gọn quy trình xét duyệt đơn giản hơn (còn 4 bước) so với dự án nhà ở thương mại (5 bước).
Đề nghị UBND TPHCM phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Xây dựng xem xét các đề xuất để ban hành tiêu chí đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã có quỹ đất sạch do Nhà nước quản lý (Hiện nay, các quỹ đất này chưa được sử dụng do chưa có tiêu chí đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư).
Đối với vấn đề nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho NƠXH, HoREA đề nghị lãnh đạo TPHCM phố phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM), để thực hiện “kết nối ngân hàng với doanh nghiệp” là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua trả góp nhà ở xã hội có thể được tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất hợp lý nhất.
Quế Sơn
(Dân Trí)
- "Chung cư cũ không phải nơi để chủ đầu tư kiếm siêu lợi nhuận"
- Dòng tiền nào đổ vào bất động sản trong năm 2020
- Niềm vui về “ngôi nhà mơ ước”
- TPHCM: Cuộc đua của những tòa cao ốc
- Bất động sản phục vụ thị trường bán lẻ vẫn giàu tiềm năng
- Bất động sản nông nghiệp dưới góc nhìn của nông dân
- Thị trường căn hộ bất thường: giá tăng, lệch pha cung-cầu
- Bất động sản 2020: Vẫn chưa thoát được cái bóng nghịch lý năm 2019
- Chính sách bất động sản: nhiều vướng mắc cần gỡ
- Bất động sản công nghiệp năm 2020: Tiếp tục là xu hướng lựa chọn của các nhà đầu tư