Ashui.com

Thursday
Mar 28th
Home Tin tức Sự kiện Hội thảo quốc tế “Kiến trúc bền vững – Sự kết hợp các yếu tố toàn cầu và địa phương” tại TPHCM

Hội thảo quốc tế “Kiến trúc bền vững – Sự kết hợp các yếu tố toàn cầu và địa phương” tại TPHCM

Viết email In

Toàn cầu hóa là một hiện tượng đang ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống con người và một ví dụ cụ thể của toàn cầu hóa trong lĩnh vực kiến trúc là việc kiến trúc hiện đại đã được ứng dụng thành công trên khắp thế giới trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của kiến trúc hiện đại, vô tình chúng ta đã lãng quên, bỏ qua những yếu tố mang tính chất tự nhiên của từng vùng lãnh thổ như đặc thù về khí hậu, địa hình, hệ động thực vật cũng như đặc điểm truyền thống văn hóa và những nét đặc trưng của cộng đồng dân cư địa phương.

Hội thảo quốc tế “Kiến trúc bền vững – Sự kết hợp các yếu tố toàn cầu và địa phương” (GloCal Sustainable Architecture) có trọng tâm về kiến trúc bền vững và vai trò của kiến trúc bền vững trong việc giải quyết một số vấn đề trong phương thức xây dựng hiện đại. Hội thảo với sự điều khiển của KTS Dương Hồng Hiến (Hội Kiến trúc sư TPHCM) là một dịp để chúng ta nhìn nhận những vấn đề đặt ra ở trên, đồng thời với sự tham gia trình bày các nghiên cứu và các công trình thực tế của các kiến trúc sư nổi tiếng Osamu Ishiyama, Testuo FuruichiHiroshi Sambuichi, hy vọng chúng ta có thể tìm ra một số giải pháp nhất định.

Hội thảo tại TPHCM được đồng tổ chức bởi Tập đoàn GranitiFiandre (Italia), Công ty VietCeramics và Hội Kiến trúc sư TPHCM.

                         

Các đơn vị bảo trợ: 

         

Các nhà tài trợ: 

         


Thông tin các diễn giả 

Osamu Ishiyama

1944 Sinh ra tại Tokyo, Nhật Bản
1968 Tốt nghiệp Đại học Waseda (MArch); Mở văn phòng Kiến trúc DAM-DAN
1988 Giảng viên Đại học Kiến trúc Waseda

Thành tựu:

1985 Yoshida Isoya Prize for Izu no Chohachi Museum
1995 Design Award by Architectural Institute of Japan for Rias Ark Museum of Art
1996 Golden Lion Award, Venice Biennale 6th International Architecture Exhibition
1998 Japan Inter-Design Forum Award
1999 Oribe Award
2002 Art Encouragement Prize by the Minister of Education, Culture, Sports, Science and Technology

Triển lãm:

1991 "Visions of Japan", Victoria and Albert Museum, London, UK
1996 "cracked", Venice Biennale 6th International Architecture Exhibition, Venice, Italy
2008 "12 Architectural Visions", Setagaya Art Museum, Tokyo, Japan
2011 Traveling exhibitions in Germany "MAN-MADE NATURE", Weimar and Stuttgart, Germany

Công trình:

2006 Hiroshima House, Phnom Penh, Cambodia; 2016 Fukuoka Olympic Games project (proposal), Fukuoka, Japan
2009 Shrine of Water, Hokkaido, Japan; Storage of Time, Fukushima, Japan
2010 Office and showroom for water business company, Singapore, Singapore
2011 Sakura Nursery and Nashinohana Nursery School, Kawasaki, Japan

Tôi sẽ trình bày về những dự án gần đây nhất mà tôi đã sử dụng ý tưởng "Thiên nhiên nhân tạo". Tôi sẽ nói về tầm nhìn trong toàn xã hội công nghiệp trước kia mà tôi tin là ý tưởng đó đã hiện hữu, và tôi cũng chắc rằng người Việt Nam sẽ có cùng quan điểm với tôi trong vấn đề này.
Ý tưởng thiên nhiên nhân tạo cũng có thể được hiểu là một cấu trúc xã hội mới, bao gồm việc xem xét lại các hệ thống sản xuất các và phương pháp thông qua việc ứng dụng công nghệ mở, công nghệ mà tôi đã nhắc đến trong thời gian qua. Đặc biệt, sau khi chúng ta rút được kinh nghiệm từ vụ động đất, sóng thần ngày 11/3 vừa qua, cấu trúc xã hội mới này sẽ bao gồm nhiều dự án quy mô khác nhau, từ việc phục hồi những kiến trúc tự nhiên cũ, đến việc mở rộng nhà cửa và trang trí nội thất.
 

Tetsuo Furuichi 

1975 Tốt nghiệp Đại học Waseda (MArch)  
1975-1986 Kenzo Tange & URTEC       
1988 Furuichi & Các cộng sự, Tokyo

Thành tựu:

2005-2007 Selected Architectural Designs / Architectural Institute of Japan/AIJ       
2001 5th Annual Business Week/ Architectural Record Award/ AIA  
1995 Best Young Architect of the Year / Japan Institute of Architects /JIA

Quá trình giảng dạy:

2001 Viện Công nghệ, Prof.
2006-2007 Đại học Tổng hợp Tokyo, Visiting Prof.
2010 Guest Professor tại Khoa cao học Đại học Bách Khoa Milan và Turin.
2010 Guest Professor tại Trường Kiến trúc Bartlett, UCL
2010 Guest Professor tại Khoa Kiến trúc Đại học Tổng hợp Tsinghua        

Sách đã xuất bản:

2010 “Traditional Bhutanese Houses  Survey and Research Report”(Art Design Publishing)
2007 “Recommendation of the world heritage architectures”(Iwanami Shoten) 
2005 “The Design of WIND, LIGHT, WATER, GROUND, GOD” (Shokokusya)  

Triển lãm:

2008 High-Tech and Tradition Exhibition  Tokyo , Beijing
2001, 2002 Traveling Exhibitions in Europe “Critical Inconsistencies” Munich,London,Barcelona, Prague, Bratislava

Thiết kế với Ánh sáng, Gió, Nước, Đất, Các vị thần và các loại vật liệu

Có lẽ sẽ không quá khi nói rằng Thế kỷ 20 là lịch sử chiếm lĩnh tự nhiên của con người. Công cuộc này đã được thúc đẩy bởi nhu cầu của cuộc sống dư dả và tiện lợi thông qua việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ được phát triển từ cuộc Cách mạng Công nghiệp. Kết quả về mặt kiến trúc là việc hiện đại hóa phương Tây vào thế kỷ 20,  sự kiện đã tạo nên phong cách kiến trúc đồng nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, kiến trúc đồng nhất đã gây ra hậu quả là việc tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng cao do nhu cầu sưởi ấm và làm mát chính các công trình kiến trúc đó, và các nguyên tắc thiết kế phổ thông này không phù hợp với hầu hết các vùng khí hậu.
Có nhiều phương pháp thiết kế sáng suốt hơn để làm thế nào kiến trúc có thể tồn tại được ở những thái cực tự nhiên tại các quốc gia khác nhau trong suốt lịch sử hình thành của loài người, và những phương pháp này đã được phản chiếu một cách mạnh mẽ trong các phong cách kiến trúc truyền thống của các vùng lãnh thổ khác nhau.
Dù cho nguồn năng lượng thực sự cần ít hơn lượng được tiêu thực tế nhưng chúng đã bị tiêu hao dần trong các quá trình của cuộc sống hiện đại từ thế kỷ 20. Câu hỏi đặt ra ở đây là có thể áp dụng hay không những quan điểm sáng suốt được đúc kết lại từ những cống hiến của con người để tìm ra giải pháp giúp con người sống hài hòa với thiên nhiên và tạo nên kiến trúc bền vững của thế kỷ 21.


Hiroshi Sambuichi

Hiroshi Sambuichi sinh năm 1968. Trong 10 năm đầu làm việc tự do ông đã hoàn thành hơn 25 dự án mà các quan điểm kiến trúc của chúng được nổi bật lên trong các nghiên cứu về sự thất thoát năng lượng của từng địa phương. Bằng việc sử dụng cả hai vật liệu cố định và vật liệu biến đổi, ông đã nỗ lực tạo ra phong cách kiến trúc giống như những đặc điểm của toàn Trái đất. Từ năm 2011, ông được mời về giảng dạy tại Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch. 

Công trình:

2001 Running Green Project
2002 Miwa-Gama       
2003 Sloping North House
2005 Stone House
2007 Base Valley
2008 Inujima Art Project “Seirensho”
2010 Rokko Observatory “Rokko Shidare”

Thành tựu:

2003 The ar+d Award, Highly Commended / The Architectural Review
2005 The Detail Prize, Special Prize / Detail       
2011 The JIA Grand Prix / Japan Institute of Architecture /JIA
2011 The AIJ Prize / Architectural Institute of Japan / AIJ

Sách đã xuất bản:

2011 JA / THE JAPAN ARCHITECT 81 spring “Hiroshi Sambuichi” (Shinkenchiku-sha)

Một số hình ảnh tại hội thảo (cập nhật): 

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Ms. Võ Thị Nhật Minh
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
tel. 08.38457699 (ext.108) / fax: 08.38457388
mobile: 0909455328 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo