Theo Đồ án mới nhất về quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, về lâu dài, trung tâm hành chính quốc gia dự kiến tại khu vực chân núi Ba Vì và gắn với phía Bắc đô thị Hòa Lạc.
Phát biểu tại buổi báo cáo quy hoạch của các đơn vị tư vấn ngày 29/3, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo cho biết, hiện nay có nhiều ý kiến đề cập đến mô hình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội gồm đô thị trung tâm và năm đô thị vệ tinh (gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên-Phú Minh và Sóc Sơn); trung tâm hành chính quốc gia và trục Thăng Long; vành đai xanh.
Trước mắt, thành phố sẽ xây dựng quy hoạch trụ sở một số cơ quan hành chính Nhà nước tại khu vực Mễ Trì-Mỹ Đình; giữ nguyên, cải tạo, chỉnh trang trụ sở các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo vệ, cơ sở đang xây dựng, mới đưa vào sử dụng.
Đồng thời thành phố sẽ di dời, di chuyển toàn bộ các cơ sở của các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ còn lại ra khỏi đô thị lõi tới vị trí dự kiến tại khu vực Mễ Trì-Mỹ Đình. Riêng trung tâm hành chính của thành phố Hà Nội giữ nguyên vị trí như hiện nay.
Theo nhà tư vấn, tổng số vốn đầu tư khái toán cho khung hạ tầng toàn thành phố Hà Nội khoảng 60 tỷ USD đến năm 2030 từ nguồn vốn Nhà nước, vốn từ nhân dân, vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, ODA, FDI và tận dụng đầu tư của nước ngoài như của chính phủ các nước, các tổ chức, các cá nhân./.
Thanh Bình - ảnh : Hà Nội Mới
- Hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai ô nhiễm nặng
- Ký hai gói thầu dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai
- FHF giúp Huế xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng
- Teakwang tham gia xây nhà máy điện Nam Định
- Xây dựng Đà Nẵng thành đô thị kiểu mẫu của cả nước
- TPHCM: Quản chặt kênh rạch
- “Số hóa” không gian di tích
- Tây Nguyên khánh thành các công trình cấp nước
- Tháng 4/2010 khởi công đường cao tốc trên cao đầu tiên ở Hà Nội
- TPHCM: thẩm định xong dự án tuyến tàu điện ngầm số 2