Giáo sư Sử học Nguyễn Minh Tường từ lâu đã nghe nói, Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ nhiều cổ vật quan trọng, trong đó có 78 con dấu rất quý của Hà Nội. Một bằng chứng rất quan trọng cho công trình mà ông đang nghiên cứu về Hà Nội 1000 năm. Tìm đến kho tạm của Bảo tàng Hà Nội, nằm khuất sâu trong con ngõ gần chùa Hưng Ký, phố Minh Khai, Giáo sư Sử học Nguyễn Minh Tường vẫn không thể tiếp cận, mặc dù có giấy giới thiệu của cơ quan nơi ông đang cộng tác là Viện Sử học Việt Nam.
Theo Giáo sư Sử học Nguyễn Minh Tường: "Bảo tàng Hà Nội do lý do chủ quan và khách quan chưa xây dựng xong, nhưng những hiện vật của Bảo tàng Hà Nội thì vẫn nên tìm một nơi nào đó để trưng bày để nhân dân có thể xem. Như ở Trung Quốc, vừa qua đã tìm thấy rất nhiều đồ vật quý hiếm tại đập Tam Hiệp, kể cả những đồ làm bằng ngọc, nhân dân đều được tận mắt chiêm ngưỡng. Nhưng chúng ta thì lại đem cất ở một chỗ, thậm chí, Nhà Sử học có giấy giới thiệu cũng không cho vào...".
Mô hình Bảo tàng Hà Nội trong tương lai là một công trình đồ sộ trên 30.000m2 với kiến trúc theo hình kim tự tháp lộn ngược. Khu bảo tàng trong tương lai sẽ bao gồm 7 không gian mang đậm dấu ấn thời đại, nhưng vẫn đảm bảo tính dân tộc. Nhưng có lẽ, do quá chú trọng đến phần bên ngoài mà cho đến tận giờ phút này, một đề cương chi tiết cho việc trưng bày các hiện vật, cổ vật bên trong bảo tàng vẫn chưa có.
Giáo sư Nguyễn Văn Huy, người cũng từng tham gia trong Ban cố vấn 1000 năm Thăng Long lo ngại rằng, thời gian đến ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long còn quá ngắn, mà khối lượng công việc thì quá nhiều.
Giáo sư Nguyễn Văn Huy, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội cho rằng: "Dù có thế nào thì cũng không thể kịp được…".
Tại Khu di tích Gò Đống Thây - một trong những địa chỉ đang lưu giữ các cổ vật của Bảo tàng Hà Nội, các cổ vật đang nằm chỏng chơ, và tạm bợ. Không ai biết Bảo tàng Hà Nội đang lưu trữ những gì, và cũng không ai xác định được giá trị của chúng ra sao. Liệu trong 2 năm nữa, khi khánh thành Bảo tàng, thì người ta sẽ lấy gì để trưng bày trong toà nhà hoành tráng đó.
Tin mới hơn:
- Phát hiện mới từ tháp cổ Bình Lâm
- Hà Nội công bố quy hoạch khu tái định cư Xuân La
- Xây dựng công trình Cung Triển lãm quy hoạch Quốc gia
- Hà Nội đảo lộn trong một trận mưa lớn
- Di tích quốc gia Ga Đà Lạt - Liệu mai có còn?
Tin cũ hơn:
- Dịch chuyển thị trường bất động sản Hà Nội sau 3 tháng mở rộng
- UBND TP.HCM đối thoại với dân về khu đô thị mới Thủ Thiêm
- Chính phủ trình dự án Luật Quy hoạch đô thị
- Đường Lâm được xếp hạng các di tích ở làng Việt cổ
- Bảo tàng Hà Nội sẽ có thêm những tư liệu quý từ nước Pháp