Các di sản văn hóa và công trình lịch sử tại Nepal thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch và là nguồn thu chính của nền kinh tế Nepal.
Theo Hội đồng Du lịch thế giới, nguồn thu du lịch chiếm 8,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 7% tổng số việc làm của quốc gia Nam Á này.
Theo UNESCO và Chính phủ Nepal, việc khôi phục các công trình này sẽ gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là về chi phí và công nghệ.
“Có hai vấn đề ở đây. Thứ nhất là chi phí sẽ rất cao. Thứ hai là vấn đề công nghệ và nguồn nhân lực. Không chỉ riêng các khu di sản, mà hàng trăm nghìn ngôi nhà cũng bị hủy hoại ... Vì vậy để khôi phục, cần có rất nhiều nguồn lực. Đây thật sự là một nhiệm vụ gian khó”, ông Tulsi Gautam, Tổng Giám đốc Sở Du lịch Nepal nói.
Ông Christian Manhart - Đại diện UNESCO tại Nepal thì cho rằng: “Chúng ta cần khôi phục hàng nghìn tượng đài, và điều này sẽ mất ít nhất 10 năm, có thể thậm chí nhiều thập kỷ, nên rất khó có thể nói trước, và tiến độ còn tùy vào các nguồn tài chính có thể tiếp cận được. Chính phủ Nepal sẽ không có đủ nguồn tài chính cho việc này, họ cần có sự hỗ trợ và chung tay từ cộng đồng quốc tế ... Càng nhiều tổ chức và cá nhân giúp đỡ, nguồn tài chính càng dồi dào thì tiến trình này sẽ càng nhanh hơn”.
(Truyền hình VNEWS /Thể thao & Văn hóa)
- Khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới vẫn sống trong cảnh thiếu điện
- Bảo tàng Amsterdam - “Bảo tàng châu Âu của năm 2015”
- Trung Quốc khai trương tòa tháp cao thứ 2 thế giới ở Thượng Hải
- Hội thảo khoa học toàn cầu về ôtô điện tại Hàn Quốc
- Nhật Bản muốn các địa danh thời Minh Trị là Di sản thế giới
- Peru thông qua kế hoạch bảo tồn danh thắng Machu Picchu
- Serbia ký hợp đồng cải tạo thủ đô trị giá 3,5 tỷ euro với UAE
- Ai Cập phát hiện phế tích tường thành của cố đô Memphis
- Pháp ra luật trồng cây trên nóc tòa nhà
- Ấn Độ xây dựng thành phố "thông minh" đầu tiên