Ấn Độ đang nỗ lực giải quyết chỗ ở cho dân số đô thị bùng nổ và thu hút đầu tư vào khu vực thành thị chủ yếu bằng dự án xây dựng hàng chục thành phố "thông minh", giống như như thành phố đang được xây dựng bên bờ sông Sabarmati bụi bặm ở miền Tây nước này.
Cho đến nay, thành phố "thông minh" bên bờ sông Sabarmati đã có cơ sở hạ tầng ngầm hiện đại, 2 tòa nhà văn phòng và một vài công trình khác. Tuy nhiên, thành phố này còn này còn cần phải được quy hoạch tỉ mỉ để hoàn thiện bằng hệ thống cấp nước sạch uống được ngay tại vòi, mạng lưới thu gom rác tự động, mạng lưới cấp điện phục vụ hoàn hảo cùng những tòa nhà lung linh sáng bóng - những thứ mà đối với nhiều người Ấn Độ là xa xỉ.
Với dân số dự báo sẽ tăng hơn 400 triệu người, đạt 814 triệu người vào năm 2050, Ấn Độ đang đối mặt với nhiều vấn đề thách thức đô thị hóa vốn trước đây chỉ thấy ở Trung Quốc. Nhiều thành phố lớn của Ấn Độ hiện nay đã bị quá tải.
Trong chiến dịch tranh cử của mình hồi trước tháng 5/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết sẽ xây dựng 100 thành phố "thông minh" vào năm 2022 để giải quyết tình trạng bùng nổ dân số đô thị, chủ yếu do di dân cơ học.
Với chi phí ước khoảng 1 ngàn tỉ USD, kế hoạch này cũng đóng vai trò chủ chốt trong tham vọng thu hút đầu tư vào Ấn Độ của ông Modi. Đồng thời, nó cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hơn 1 triệu người Ấn Độ gia nhập lực lượng lao động mỗi tháng.
Tham vọng vĩ đại của ông Modi hiện vẫn là một ý tưởng chưa rõ ràng về mặt thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng chất lượng. Tuy nhiên, nó đã bắt đầu thành hình tại ngoại ô Gandhinagar, thủ phủ bang Gujarat, với thành phố "thông minh" đầu tiên mà chính phủ Ấn Độ hy vọng sẽ trở thành hình mẫu cho đô thị tương lai của nước này.
Một trong những thách thức đối với việc xây dựng đô thị mới lẫn đối với việc thay đổi đô thị hiện có là vấn đề thiếu chuyên gia có khả năng thực hiện những dự án khổng lồ và nguồn vốn tài chính tư nhân.
Giám đốc Viện nghiên cứu Các vấn đề đô thị quốc gia Ấn Độ, ông Jagan Shah cho biết, không có nhà đầu tư tư nhân nào muốn chấp nhận rủi ro lớn như trong chương trình nói trên. Ông Shah nhấn mạnh, chính phủ Ấn Độ cần phải đưa ra quy hoạch chi tiết.
Để xây dựng những thành phố thông minh, New Delhi đã phân bố 60 tỉ rupee (962 triệu USD) trong ngân sách liên bang của năm tài chính 2015, bắt đầu từ ngày 1.4 vừa qua. Năm tài chính 2014, Ấn Độ cũng dành 70,6 tỉ rupee (1,13 tỉ USD) cho chương trình này. Tuy nhiên, chỉ có một phần nhỏ của khoản ngân sách này được giải ngân.
Tố Uyên (Báo Bình Định /Theo Reuters)
- Mất nhiều thập kỷ để khôi phục các di sản ở Nepal sau động đất
- Peru thông qua kế hoạch bảo tồn danh thắng Machu Picchu
- Serbia ký hợp đồng cải tạo thủ đô trị giá 3,5 tỷ euro với UAE
- Ai Cập phát hiện phế tích tường thành của cố đô Memphis
- Pháp ra luật trồng cây trên nóc tòa nhà
- Di sản nghìn tuổi của Libya vào 'tầm ngắm' của IS?
- Đại gia Trung Quốc vung tay mua căn hộ đắt nhất Australia
- London đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số sinh hoạt và làm việc
- Hệ thống điện Mặt Trời lớn nhất Mỹ Latinh đi vào hoạt động
- Ấn Độ biến giấc mơ 100 thành phố "thông minh" thành hiện thực