Từ lâu, hệ thống xa lộ hoành tráng, tàu siêu tốc và mạng lưới sân bay hiện đại rộng khắp của châu Âu vẫn là niềm "ghen tỵ" của các châu lục khác. Song, với chương trình thắt lưng buộc bụng, các khoản chi cho cơ sở hạ tầng tại "lục địa già" đang sụt giảm mạnh so với phần còn lại của thế giới.
Theo thống kê của Marketline, trong năm 2012, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của châu Âu chỉ tăng 1,5% lên 741 tỷ USD. Trong khi, mức tăng trên toàn cầu là 4,5%, với riêng tại châu Á-Thái Bình Dương con số này là 7,1%. Marketline cho hay các khoản chi tiêu tại châu Âu sẽ chỉ tăng nhẹ trong 4 năm tới lên 4,3% vào năm 2016 và tiếp tục thua xa mức tăng trung bình trên thế giới.
Các tập đoàn thương mại, thậm chí kể cả các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đều thừa nhận khu vực này đang ở thế "nguy hiểm" so với các đối thủ cạnh tranh. Trong bản ngân sách mới nhất của EU, được công bố vào tháng 2/2013, ngân sách cơ bản cấp cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ bị cắt giảm từ 50 tỷ euro xuống 29,3 tỷ euro trong 7 năm tới.
Riêng khoản chi cho hạ tầng số hóa và băng thông rộng sẽ bị cắt giảm mạnh từ 9,2 tỷ euro xuống 1 tỷ euro; còn ngân sách cho vận tải cho đến năm 2020 sẽ giảm 38%, từ 21 tỷ euro xuống 13 tỷ euro. Ủy ban Giao thông Vận tải châu Âu sẽ cắt giảm số các dự án phát triển đường sá và sân bay.
Harold Ruijters, một quan chức cấp cao của Ủy ban Giao thông Vận tải châu Âu nhận định việc cắt giảm ngân sách sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của châu Âu trong các lĩnh vực như hàng không, đường sắt. Ông Ruijters nhấn mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế yếu trong dài hạn và ngân sách bị cắt giảm sẽ khiến châu Âu không thể đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong hai thập niên tới.
Thực tế tài chính không còn đáp ứng được chiến lược tạo việc làm trong dài hạn, nâng cao tính cạnh tranh và sức tăng trưởng cho các thị trường châu Âu. Để thực hiện chiến lược này, Ủy ban châu Âu tính toán rằng cần số tiền lên tới 1.500 tỷ euro để chi cho lĩnh vực hạ tầng giao thông vào năm 2030.
Người đứng đầu Business Europe, Jurgen Thumann, nói: "Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang có cơ sở hạ tầng tốt nhất thế giới, nhưng theo thời gian chúng ta cần đầu tư hàng tỷ USD để tiếp tục duy trì hệ thống này."
Trong khi đó, các khu vực khác trên thế giới đang bắt đầu thực hiện tham vọng hiện đại hóa hạ tầng giao thông và đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Vì vậy, ngành giao thông của châu Âu cần tiếp tục phát triển và đầu tư để duy trì sức cạnh tranh của mình.
Pedro Rodrigues de Almeida, người đứng đầu về nghiên cứu cơ sở tầng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dự kiến khoản chi tiêu dành cho cơ sở hạ tầng tại châu Âu sẽ phục hồi và nhiều bằng mức trước khủng hoảng vào năm 2016./.
Trà My
- Căn hộ penthouse ở tòa tháp Odeon - Monaco sẽ là bất động sản đắt nhất thế giới
- Australia phát triển bản đồ 3D nhằm bảo vệ di sản
- Singapore áp dụng tiêu chuẩn châu Âu (Eurocodes) trong xây dựng
- Thụy Sĩ giữ vị trí đầu bảng xếp hạng các điểm đến du lịch hàng đầu thế giới 2013
- Đề nghị công nhận Vườn thực vật Singapore là di sản thế giới
- Dự án phát triển mới tại Trung tâm Barangaroo, Sydney
- Thụy Sĩ trở thành quốc gia sáng tạo nhất châu Âu
- Thành phố cổ Sana'a tuyệt đẹp đang bị hủy hoại
- Baghdad - "Thủ đô Văn hóa Arập 2013"
- Ngày nước thế giới (World Water Day) năm 2013