Tại hội thảo "Gặp gỡ UBND tỉnh Quảng Bình với các nhà đầu tư tiềm năng năm 2018", ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay, Quảng Bình hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và của Đông Nam Á. Quảng Bình được đánh giá là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư kinh doanh tốt của Việt Nam. Minh chứng là chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của Quảng Bình nhiều năm liền đứng đầu cả nước; cùng với thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhanh, gọn luôn làm hài lòng các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Hữu Hoài (đứng), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình mời gọi nhà đầu tư vào tỉnh - Ảnh: TD
Tại hội thảo, UBND tỉnh Quảng Bình đã công bố danh sách 48 dự án kêu gọi vốn đầu tư giai đoạn 2018-2020 với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên đến hơn 50.000 tỉ đồng, diện tích đất phục vụ cho các dự án trên là 8.000 héc ta.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cho hay, những dự án này tập trung trong ba lĩnh vực là du lịch; năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió và điện mặt trời; và nông nghiệp công nghệ cao.
Quảng Bình hiện có khoảng 1.600 héc ta quỹ đất phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Nơi đây có dân cư sinh sống thưa thớt, thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng. Đường giao thông cũng thuận lợi, cách thành phố Đồng Hới khoảng 40 phút chạy xe.
Nói về những hỗ trợ của tỉnh cho những dự án trên, ông Nam cho hay, tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa nhà đầu tư về mặt thủ tục. Ngoài cơ chế chung của nhà nước, tỉnh cũng có cơ chế riêng hỗ trợ cho nhà đầu tư. Mục tiêu mà tỉnh Quảng Bình đặt ra là năng lượng tái tạo đạt công suất 1.000 MW tới năm 2025.
Ngoài điện gió, tỉnh cũng có những hỗ trợ riêng đối với ngành du lịch. Quảng Bình hiện có 4 đường bay. Trong đó có 3 đường bay nội địa là Đồng Hới – TP.HCM; Đồng Hới - Hà Nội; Đồng Hới - Cát Bi (Hải Phòng) và 1 đường bay quốc tế.
Sắp tới Quảng Bình sẽ làm việc với một số hãng bay để mở rộng đường bay khác. Nếu các hãng bay chấp nhận mở đường bay mới hoàn toàn tại Quảng Bình thì với đường bay trong nước, tỉnh sẽ hỗ trợ cho hãng bay 5 tỉ đồng/tháng; với đường bay quốc tế, tỉnh sẽ hỗ trợ 10 tỉ đồng/tháng với điều kiện các hãng bay phải bay đủ 12 tháng.
Sau sự cố biển miền Trung, tới nay, du khách tới Quảng Bình đã tăng trở lại với tốc độ khoảng 20-30% nhưng theo ông Kha, đây là con số không có nhiều ý nghĩa. Hiện khách du lịch chỉ tới Quảng Bình thăm quan rồi đi vì không có nhiều dịch vụ giữ chân họ. Đề nghị trong định hướng phát triển của tỉnh nên đặt mục tiêu rõ ràng, nâng thời gian nghỉ chân tại Quảng Bình từ hơn 1 ngày hiện nay lên 2 đến 3 ngày.
Năm nay, FLC cũng ra mắt hãng hàng không mới là Bamboo Airways. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là sân bay sẽ khó đáp ứng được lượng khách du lịch lớn sắp tới. Do đó, FLC mong muốn hợp tác với Quảng Bình làm dự án BOT sân bay Quảng Bình để đón du khách trong và ngoài nước.
(TBKTSG Online)
- Trẻ em khuyết tật học thiết kế Thành phố thông minh
- Tập đoàn Pháp đề xuất xây cáp treo vượt sông Hồng để giảm ùn tắc
- TP Hồ Chí Minh: Thi tuyển quốc tế quy hoạch không gian ngầm đô thị
- Quỹ khí hậu xanh giúp xây nhà tránh lũ cho 780 hộ nghèo ở Thanh Hóa
- Hỗ trợ 80 triệu USD cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Thái Nguyên
- TPHCM: Gần 50.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đô thị
- Những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế
- Capital House đoạt giải thưởng Transformational Business Awards 2018
- Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt
- Việt Nam-Italy ký kết hợp tác lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu