Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tập trung đẩy mạnh 4 dự án đường sắt quan trọng đã được Quốc hội thông qua phương án sử dụng nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Giao thông vận tải đường sắt sẽ có nhiều dự án trọng điểm được triển khai trong thời gian tới. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Bên cạnh đó, Thủ tướng đồng thời cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) triển khai thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực đường sắt trong các giai đoạn tới theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ).
Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch ưu tiên nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực đường sắt, nghiên cứu phương án cân đối nguồn lực trong các kế hoạch đầu tư công trung hạn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Được biết, mục tiêu của Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, công nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Sự phát triển ngày càng mạnh của sản xuất tạo nên nhu cầu lớn về vận tải, trong đó vận tải đường sắt đóng vai trò rất quan trọng để kết nối và vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam và ngược lại. Đồng thời, nhu cầu đi lại bằng tàu của người dân cũng là rất lớn, trong bối cảnh đường bộ, đường hàng không ngày càng được đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện thì ngành đường sắt vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Chính vì thế, trong giai đoạn tới, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và Bộ GTVT, hi vọng rằng giao thông vận tải bằng đường sắt sẽ có những đổi thay. Đặc biệt là dự án đường sắt tốc độ cao nối Hà Nội và TPHCM rất được người dân mong đợi.
(Chinhphu.VN)
- Thừa Thiên - Huế: Tiếp tục thi tuyển thiết kế cầu vượt sông Hương
- Triển khai dự án xây dựng đường giao thông từ phế liệu nhựa đầu tiên tại Việt Nam
- Nhật Bản sẽ giúp Hà Nội làm sạch sông Tô Lịch
- Đà Nẵng chi hơn 2.100 tỉ đồng xây dựng thành phố thông minh
- Đại hội cổ đông thường niên 2019 của Công ty CP Xây dựng Coteccons
- Thủ tướng khẳng định cam kết của Chính phủ về phát triển hạ tầng giao thông ĐBSCL
- AkzoNobel năm thứ 6 liên tiếp nhận giải thưởng Rồng Vàng
- Lựa chọn đơn vị quốc tế làm tư vấn điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng
- FPT "bắt tay" Grab để phát triển giao thông thông minh ở Việt Nam
- Trao giải VECAS Award 2018 về chất lượng thiết kế công trình xây dựng