Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị quyết cho phép TP.HCM áp dụng cơ chế "đặc thù", rút ngắn việc tái định cư, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
Phát biểu trực tiếp tới hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 30/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, GRDP của TP năm 2019 đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 8,32% so với 2018. Năng suất lao động của TP đạt 299 triệu đồng/người, thu ngân sách 412.474 tỷ đồng, thu hút 8,3 tỷ USD vốn FDI.
Trong năm tới, ông cho biết TP.HCM sẽ tiếp năng cao chất lượng tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, kìm chế ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, ngập nước, đào tạo nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, sử dụng ngân sách hiệu quả, giảm mạnh tội phạm…
TP HCM đề xuất 5 kiến nghị để phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM đã đề xuất một loạt các kiến nghị tới lãnh đạo Bộ Chính trị, Trung ương xem xét giải quyết cho thành phố nhiều vướng mắc còn tồn tại trong thời gian qua.
Thứ nhất, TP.HCM đề nghị Bộ Chính trị, Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện cho TP.HCM xây dựng "Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM" theo Hiến pháp năm 2013 và một loạt các nghị quyết được ban hành của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đã có quy định.
Thứ hai, để đảm bảo nguồn lực, Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất xây dựng đề án tái cơ cấu tỷ lệ phân chia ngân sách, tỷ lệ điều tiết ngân sách giai đoạn 2021-2025.
Ông Phong kiến chị Chính phủ quan tâm, tạo nguồn lực tương xứng và động lực mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Thứ ba, Chính phủ quan tâm để TP.HCM xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế. Theo đó, lãnh đạo UBND TP kiến nghị được đưa đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc gia, xứng tầm khu vực và quốc tế đặt tại TP.HCM vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của quốc gia.
Lý do là vì TP.HCM là một trung tâm tài chính lớn nhất cả nước, đầu tàu kinh tế của cả nước sẵn sàng tiên phong đi trước thực hiện những nhiệm vụ mới vì cả nước, cùng cả nước, cũng như phù hợp với định hướng phát triển kinh tế quốc gia, tiến tới xây dựng một trung tâm tài chính mang tầm vóc khu vực và quốc tế là việc cần thiết và là xu thế phát triển tất yếu.
Thứ tư, Chủ tịch UBND TP HCM kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị quyết cho phép TP.HCM áp dụng cơ chế đặc thù, rút ngắn việc tái định cư, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
“Kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết cho phép thành phố thực hiện cơ chế, quy trình "đặc thù" để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn TP.HCM mà Thường trực Chính phủ đã họp thông qua vào tháng 10-2019”, ông Nguyễn Thành Phong đề xuất.
Thứ năm, lãnh đạo TP.HCM kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành phương án sử dụng đất sau khi cổ phần hóa DNNN.
“TP.HCM cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên môi trường và các bộ ngành liên quan sớm ban hành hướng dẫn về hương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước để các địa phương thuận lợi khi triển khai thực hiện”, ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.
Thy Hằng
(Diễn đàn Doanh nghiệp)
- Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Thủ tướng phê duyệt thành lập "thung lũng Silicon" Đà Nẵng
- Trường Đại học Xây dựng: Hiện thực hóa kế hoạch đào tạo mới theo CDIO
- Hà Nội lấy ý kiến người dân cải tạo, chỉnh trang quanh hồ Hoàn Kiếm
- TP.HCM xếp hạng di tích cấp thành phố cho 5 công trình kiến trúc
- Khởi công xây dựng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Huế)
- Muốn xây cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng phải "làm lại từ đầu" quy trình thực hiện đầu tư
- Nhà thờ Thủ Thiêm được xếp hạng di tích
- Đà Nẵng sẽ có nhà hát lớn hơn 2 tỉ đô la?
- Các di sản văn hóa, không gian kiến trúc bị đe dọa trước áp lực đô thị