Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Tin tức Việt Nam Thừa Thiên - Huế: Phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương

Thừa Thiên - Huế: Phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương

Viết email In

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương, với phạm vi lập quy hoạch bao gồm khu vực dọc sông Hương đoạn từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, chiều dài khoảng 15km.  

Theo quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương đã được phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch bao gồm khu vực dọc sông Hương đoạn từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, chiều dài khoảng 15km, chiều rộng mỗi bên sông tiếp cận đến các tuyến đường dọc hai bờ sông hoặc cách mép bờ sông mỗi bên trung bình khoảng 100m (bao gồm cồn Hến và cồn Dã Viên).

Phía Bắc giáp đường Nguyễn Phúc Nguyên, Kim Long, Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo; Phía Nam giáp đường Bùi Thị Xuân, Lê Lợi; Phía Đông giáp đường Huyền Trân Công Chúa, đường Lương Quán, đường Bùi Thị Xuân, Nguyễn Sinh Cung, đất ven sông; Phía Tây giáp đường Chi Lăng, đất ven sông. Quy mô quy hoạch khoảng 855.08ha, trong đó, mặt nước 503.84ha. Quy mô dân số hiện trạng khoảng 14.462 người (3.386 hộ); Dân số quy hoạch khoảng 10.300 người (2.372 hộ).

Quy hoạch sẽ tổ chức 5 Cụm trung tâm gồm: Khu vực trung tâm thành phố Huế và 4 khu vực phụ trợ như: Phường Đúc, Thủy Biều, Vọng Cảnh, Tiên Nộn. Khu văn hóa du lịch gồm: Dịch vụ du lịch thành phố, du lịch văn hóa truyền thống - lịch sử, du lịch lưu trú nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, chương trình trọng điểm văn hóa...; Chức năng hỗ trợ cư trú như: Các công trình dịch vụ thương mại, các không gian hoạt động ngoài trời...

Hệ thống giao thông đô thị liên quan với tuyến dịch vụ du lịch chủ yếu và khu vực lân cận. Bố trí công trình giao thông các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe... và nâng cấp đường kết nối các Khu du lịch. Phát triển hệ thống giao thông đường thủy trên sông Hương và phương tiện giao thông mới. Thiết lập hệ thống không gian xanh mang tính liên tục và tăng cường khả năng tiếp cận với tuyến phố đi bộ.

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phân theo 3 vùng, cụ thể: Vùng thượng lưu từ đồi Vọng Cảnh đến cồn Dã Viên để bảo tồn cảnh quan và quản lý tài nguyên văn hóa lịch sử; Vùng trung tâm đô thị từ cồn Dã Viên đến cồn Hến là Trung tâm du lịch văn hóa và các không gian mở; Vùng hạ lưu từ cồn Hến đến phố cổ Bao Vinh để bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên sinh thái.

Khu vực quản lý cảnh quan trên nền tảng văn hóa truyền thống: Làng thủ công mỹ nghệ Thủy Xuân, Phường Đúc, phố cổ Gia Hội, phố cổ Bao Vinh. Khu vực quản lý cảnh quan phát triển mới khu vực chợ Đông Ba, cồn Hến, phía Nam khu trung tâm Huế. Khống chế chiều cao, mật độ xây dựng hạn chế che chắn tầm nhìn ra sông Hương và khu vực lân cận. Thiết lập phương án quản lý có cân nhắc đến tính tiếp cận bờ sông.

Tổ chức cảnh quan theo trục sông Hương, An Cựu, Như Ý; Trục đường phố chính như: đường Lê Lợi, Nguyễn Sinh Cung, Kim Long… hình thành cảnh quan đường phố đặc trưng. Khu vực cảnh quan tự nhiên như: Đồi Vọng Cảnh, cồn Dã Viên, cồn Hến; Khu vực cảnh quan văn hóa lịch sử như: Chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Văn Thánh, Võ Thánh; Khu vực cảnh quan nhân tạo gồm: Các quảng trường, công viên, công trình biểu tượng...


Sông Hương đoạn qua thành phố Huế.

Phát triển các điểm nhìn chính theo các yếu tố cảnh quan của sông Hương đảm bảo tầm nhìn theo độ cao của đối tượng quy hoạch, khoảng cách tầm nhìn, vị trí điểm nhìn tới tầm nhìn, đa hướng. Bố trí thêm các điểm ngắm cảnh ban đêm để tạo nhiều không gian ngắm cảnh tự nhiên. Tuyến phố đi bộ kết nối với công viên; Đường Chi Lăng, đường Bao Vinh bố trí cảnh quan đường phố truyền thống; Các tuyến đường thượng lưu sông Hương bố trí cảnh quan đường phố tách biệt để mở rộng tầm nhìn, không che lấp môi trường tự nhiên xung quanh, duy trì khoảng cách phù hợp giữa các cây xanh.

Bố trí các tuyến đường cảnh quan phản ánh hoạt động đặc trưng của khu vực như: Tuyến đường kinh doanh, tuyến tham quan, tuyến văn hóa...; Hình thành môi trường cảnh quan đường phố để nâng cao tính biểu tượng của tuyến đường thông qua hệ thống cây xanh, công trình kiến trúc đặc trưng, công trình tiện ích đô thị...

Hình thành các tuyến phố đi bộ trong các khu quy hoạch và tháo dỡ tường bao hàng rào tiếp giáp với tuyến phố đi bộ để tăng cường sự tiếp xúc bên trong với bên ngoài. Ưu tiên trồng các loại cây tán rộng, bố trí các công trình tiện ích như: Quảng trường, ghế dài, gian hàng bán nước giải khát, nhà vệ sinh công cộng,

Trên cơ sở đồ án quy hoạch phân khu được phê duyệt, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng, UBND thành phố Huế, UBND thị xã Hương Trà, UBND huyện Phú Vang và các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng công trình theo phân công, phân cấp. UBND thành phố Huế hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện; đồng thời chuyển giao các bản vẽ quy hoạch được duyệt để các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý theo quy định. Nghiêm cấm việc thay đổi đồ án quy hoạch đã được phê duyệt. Các nội dung điều chỉnh, thay đổi so với quy hoạch đã được phê duyệt.

Trí Đức

(Báo Xây dựng)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo