Một điểm mới trong quy định về điều kiện đối với chủ đầu tư dự án phát triển đô thị là cụ thể hóa năng lực tài chính của chủ đầu tư cấp 1 (doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước địa phương). Theo đó, vốn pháp định của doanh nghiệp bất động sản được nâng lên trên 6 tỷ đồng. Vốn chủ đầu tư đưa vào dự án phải từ 20% tổng mức đầu tư trở lên.
Liên quan đến phương thức lựa chọn chủ đầu tư, dự kiến đối với những dự án quy mô chiếm đất trên 200 ha; dự án chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000; dự án hạ tầng kỹ thuật khung khu vực phát triển đô thị có diện tích trên 200 ha hoặc thuộc địa giới 2 tỉnh trở lên hoặc khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia phải được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Bộ Xây dựng ra quyết định giao đất. Các dự án còn lại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, nhằm đổi mới một cách căn bản cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng, các vấn đề về phân cấp quản lý, cấp giấy phép xây dựng, giấy phép sử dụng công trình, quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng… cũng đã được nêu ra. Đặc biệt, trước nhiều sự cố đối với công trình xây dựng xảy ra thời gian gần đây, nhiều đại biểu quan tâm sâu sắc đến việc quản lý chất lượng, an toàn trong thiết kế và trong thi công xây dựng công trình. Điều kiện năng lực và quản lý hành nghề đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng được nhấn mạnh như điều kiện tiên quyết…
Anh Phương
Tin mới hơn:
- UNESCO xem xét 2 di sản của Việt Nam
- Giá thuê văn phòng tại Việt Nam ở "top" cao nhất
- Các nền kinh tế châu Á: Khó khăn trong quản lý và sử dụng vốn
- Vẫn chưa có tiêu chuẩn xây dựng bãi xe ngầm
- Hà Nội lập đề án giải quyết nhà ở cho công chức
Tin cũ hơn:
- Khởi động Chu kỳ 3 hỗ trợ chống biến đổi khí hậu
- Chưa thống nhất tiêu chí di dời các trường đại học
- Khoảng 64.000 người thu nhập thấp sẽ có chỗ ở
- Thông qua Quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
- Đền Hùng thành công viên văn hóa tâm linh?