Ngầm hóa lưới điện và dây thông tin tại TPHCM sẽ giúp cải thiện mỹ quan độ thị cũng như nâng cao mức độ an toàn trong vận hành hệ thống, tuy nhiên công việc này đang gặp rất nhiều thách thức.
Tại Hội thảo về ngầm hóa lưới điện ngày 31/10, lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) cho biết đang quản lý 237 km lưới 220Kv nhưng chỉ có 6,5 km cáp ngầm (chiếm 2,74%); 594,97 km lưới điện 110Kv nhưng chỉ có 18,62 km cáp ngầm (chiếm 3,12%); 5.603km lưới trung thế (15, 22Kv) nhưng chỉ có 508 km cáp ngầm (chiếm 26,91%); 10.483 km lưới hạ thế nhưng cũng chỉ có 1.162 km cáp ngầm (chiếm 11,08%).
Theo EVNHCMC, trước thập niên 1970 khu vực nội thành Sài Gòn, Chợ lớn đã có hệ thống cáp ngầm 6,6Kv (cách điện bằng giấy tẩm dầu). Từ năm 1995, với nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới TPHCM bắt đầu cải tạo lại lưới điện ngầm. Đến giai đoạn 2003 – 2005 EVNHCMC thí điểm ngầm hóa hệ thống dây điện 4 tuyến đường nhưng chỉ có phần lưới điện nên chưa đảm bảo mỹ quan. Giai đoạn 2009 – 2010 EVNHCMC tiếp tục thực hiện 5 công trình ngầm hóa thuộc khu vực trung tâm thành phố gồm cả lưới điện, viễn thông và chiếu sáng. Và hiện tại EVNHCMC đang thực hiện một dự án ngầm hóa với quy mô lớn bao trùm các quận nội thành và một phần nhỏ ở các vùng phụ cận.
Tuy nhiên, tại hội thảo, lãnh đạo EVNHCMC cho rằng việc ngầm hóa lưới điện đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, do quy hoạch tổng thể hạ tầng ngầm kỹ thuật của TPHCM chưa có nên khó phối hợp giữa các ngành; chủ đầu tư các công trình giao thông thường không đầu tư mươn, hào kỹ thuật mà yêu cầu các ngành hạ tầng kỹ thuật khác thực hiện; chưa có quy chế phối hợp giữa các ngành, tiêu chuẩn kỹ thuật đi chung công trình ngầm; giá thành hệ thống ngầm cao hơn hệ thống nổi nhiều lần…
Để việc ngầm hóa lưới điện được thuận lợi hơn, tại hội thảo, các chuyên gia trong ngành điện cho rằng phải nhanh chóng quy hoạch hệ thống điện ngầm, quy chế phối giữa các sở ban ngành… cũng như Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn để đầu tư công trình ngầm (các hào kỹ thuật dùng chung cho điện lức, chiếu sáng, thông tin, viễn thông, cấp thoát nước…)
Đá Bàn
- WB và UNDP khuyến nghị Việt Nam sửa đổi Luật Đất đai
- Đề xuất đảo Phú Quốc thành đặc khu hành chính-kinh tế
- KOICA giúp Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai đa mục tiêu
- World Bank hỗ trợ 200 triệu USD cho vệ sinh nông thôn Việt Nam
- Hà Nội thúc đẩy việc xây hai tuyến đường sắt đô thị
- Đà Nẵng tăng năng lực quy hoạch giao thông đô thị
- Doanh nghiệp Malaysia muốn đầu tư nhà ở xã hội tại Việt Nam
- Chính phủ trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
- Sẽ khởi công tuyến đường sắt Hồ Tây - Ba Vì vào năm 2017
- WB tài trợ 50 triệu USD để xử lý nước thải công nghiệp ở 4 tỉnh của Việt Nam