Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Luật xây dựng ở Nhật Bản: Luật của chống động đất

Luật xây dựng ở Nhật Bản: Luật của chống động đất

Viết email In

Với một bề dày lịch sử xây dựng luật lệ ứng phó với những thiên tai động đất thay đổi rất nhiều trong vòng 100 năm qua, Nhật Bản đã phát triển đô thị định hướng kiến trúc theo một Tiêu chuẩn Xây dựng Nhật Bản rất nhạy bén, gắn với từng biến cố lịch sử.

Năm 1891: Trận động đất tại Nobi xảy ra với quy mô lớn lớn trong lịch sử động đất Nhật Bản lúc bấy giờ (khoảng 8,5 độ Richter), có sức mạnh tàn phá khổng lồ trong lịch sử với nhiều thiệt hại về người và của. Chính từ sự kiện Nobi, việc xây dựng một bộ luật tiêu chuẩn xây dựng đã bắt đầu. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản sau nhiều năm nghiên cứu đã cho ra đời Luật Tiêu chuẩn Xây dựng Đô thị vào năm 1919.

Năm 1919: Luật Tiêu chuẩn Xây dựng Đô thị ra đời với các tiêu chuẩn cụ thể về xây dựng đô thị và quy hoạch đô thị. Trong đó bao gồm những quy chế cụ thể về việc xây dựng tại 6 trung tâm đô thị lớn ở Nhật Bản: Quy chế về chiều cao công trình; thiết kế cấu trúc đối với các công trình bằng gỗ, gạch, bê tông, thép; Quy chế về cấu trúc công trình; chất lượng vật liệu (không có yêu cầu về thiết kế chống địa chấn).

Năm 1923: Trận động đất ở Kanto xảy ra chỉ sau 4 năm khi Luật Tiêu chuẩn Xây dựng Đô thị được công bố với quy mô khoảng 7,9 độ Richter. Trận động đất đã dẫn đến 4% của các tòa nhà Tokyo bị san bằng và hư hỏng. Hàng ngàn người mất mạng và lửa lan rộng trên khắp TP.

Năm 1924: Ra Quy chế Sửa đổi thực thi pháp luật bởi những biến cố mới từ động đất Kanto. Trong đó có quy định về gia tốc nền tối đa tại Đại học Tokyo = 0,3 G (một phương pháp đo gia tốc động đất trên mặt đất bằng trọng lực); Yếu tố an toàn trong thiết kế độ cong cho phép = 3,0 (biện pháp VLXD phải đàn hồi có thể kéo căng dưới áp lực); Hệ số địa chấn = 0,3/3,0 = 0,1 (gia tốc tối đa của động đất là một phần của gia tốc do trọng lực).

Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, 3 luật mới đã được ra đời vào năm 1950 cho phép việc xây dựng tạo ra một đô thị tốt hơn ở Nhật Bản bao gồm: Luật Tiêu chuẩn Xây dựng; Luật Kiến trúc; Luật Thương mại Xây dựng. 

Nhật Bản không lạ gì với trận động đất, nhưng vụ thảm hoạ động đất và sóng thần vừa qua hoàn toàn không giống những gì mà đất nước này đã từng thấy trước đây. Một biên độ phá vỡ kỷ lục 8,9 độ Richter và cơn sóng thần kinh khủng cuốn trôi tàu thuyền, xe hơi, nhà cửa và con người với những đám cháy lan rộng không thể kiểm soát. Thảm họa đó nếu rơi vào một quốc gia khác không phải Nhật Bản, tình hình đã có thể vô cùng tồi tệ. Nhưng với Nhật Bản - một quốc gia đã đặt ra quy chuẩn xây dựng chuẩn mực nhất về chống động đất trên thế giới - hàng triệu người đã được cứu mạng. 

Trong thập kỷ tiếp theo, cứ sau mỗi trận động đất lại dẫn đến những thay đổi trong kiểm soát xây dựng tại Nhật Bản. Năm 1971, việc sửa đổi khẩn cấp của Luật Tiêu chuẩn Xây dựng nêu rõ giảm khoảng cách giữa các mối thép trong các cột bê tông xuống 100mm sau sự thất bại của nhiều cột công trình trong trận động đất trước, thêm vào đó, các biện pháp liên quan đến công nghệ địa chấn cũng được thiết lập.

Những quy định luật pháp đó đánh dấu sự khởi đầu của một hệ sinh thái giúp bảo vệ Nhật Bản khỏi những ảnh hưởng tồi tệ của động đất. Từ những trận động đất, các chuyên gia Nhật Bản đã nghiên cứu ảnh hưởng của dao động trong xây dựng cũng như sự tiến triển của nhiều vật liệu tiên tiến và công nghệ xây dựng dẫn hiện đại có ảnh hưởng rõ hơn trong xây dựng đối phó với địa chấn. Đó cũng là kết quả của sự tăng mạnh về số lượng các tòa nhà được xây dựng sau năm 1982. Hệ quả của việc động đất xảy ra năm 1995 ở Kobe chỉ làm cho các tòa nhà xây hồi 1982 chỉ bị hư hỏng nhẹ, còn các công trình xây dựng trước đó bị hư hỏng hơn rất nhiều lần.

Công cuộc sửa đổi pháp luật liên quan đến xây dựng, chống động đất tại Nhật Bản tiếp tục vào năm 1998 bao gồm: Luật thương mại hạn chế cho các Cty nước ngoài vào thị trường công nghệ xây dựng tại Nhật Bản); Yêu cầu về kháng cháy và phòng cháy do sự lây lan của trận động đất…

Như vậy, trong vòng trên dưới 100 năm qua, Nhật Bản đã không chỉ cải thiện môi trường xây dựng mà còn tạo ra một ngành công nghiệp xây dựng quốc tế về khả năng xây dựng chống lại động đất. Trong đó, Nhật Bản đã rất xuất sắc trong việc chế tạo và lắp đặt hệ thống van điều tiết giảm tác động của động đất trong các công trình. Điều đó có hiệu quả làm giảm độ rung của các vết nứt do thiên tai cho các tòa nhà.

Các tòa nhà chống động đất của Nhật Bản gần như đã đạt được kết quả tốt mà thế giới đã chứng kiến trong trận động đất gần đây. Tuy nhiên, rất tiếc là người Nhật có vẻ chưa đạt trong thiết kế chống sóng thần. Có lẽ, trong thời gian tới, người Nhật và cả thế giới cần phát triển các hệ thống tòa nhà của tương lai để có thể hạn chế thiệt hại gây ra bởi thảm họa này.

Kiến trúc sư Andrew Moseman (Mỹ): Không giống như các toà nhà được thiết kế ở các quốc gia động đất gần đây, nhiều toà nhà cao tầng của Nhật Bản vẫn sừng sững tồn tại dù động đất mạnh như vừa qua. Nếu ở quốc gia khác, động đất này có thể đã san bằng TP. Có thể nói Nhật Bản thách thức thiên tai và cảm nhận nó chứ không phải là bị thiên tai chi phối hoàn toàn. Không có quốc gia nào chuẩn bị tốt hơn cho một trận động đất hơn so với Nhật Bản. Trong những năm qua, nước này đã đầu tư hàng tỷ USD phát triển công nghệ mới để hỗ trợ trong việc bảo vệ công dân và cơ sở hạ tầng chống lại động đất và sóng thần.

Các tòa nhà đã được xây dựng để được chống động đất và tập trung vào kết cấu nền móng sâu và giảm xóc lớn để làm giảm năng lượng địa chấn trong trường hợp xảy ra động đất.

GS. Boris Jermic - Đại học California: Do vị trí bấp bênh trong một khu vực dễ xảy ra động đất, Nhật Bản thường xuyên hứng chịu thiên tai. Vì vậy, họ không cần xây dựng đẹp mã họ cần sự kiên cường để chống chọi thiên tai. Nippon Steel - hãng Công nghiệp khổng lồ của Nhật Bản đã nghiên cứu hỗn hợp sử dụng trong kết nối có thể hấp thụ sức hút mạnh của động đất. Sử dụng kết nối trong xây dựng khung khác nhau nhằm chống chọi với bất kỳ rung chấn. Thực tế, Nippon gần đây đã trưng bày những hỗn hợp này trong cửa hàng trưng bày của mình tại Chiba, Nhật Bản.

Emile Okal - nhà địa lý học tại Đại học Northwestern (Mỹ) và là chuyên gia nghiên cứu động đất và sóng thần: Những trận động đất gần đây là một bài học cho cả thế giới, đặc biệt chúng ta có thể học được nhiều từ trận động đất và sóng thần ở Nhật vừa qua. Tôi và các đồng nghiệp của tôi rất muốn nghiên cứu về lý do tại sao lại xảy ra trận động đất mạnh đến như vậy và có thể thế giới sẽ phải chuẩn bị để đón nhận thiên tai từ mẹ thiên nhiên ở bất cứ cấp độ nào và xảy ra ở bất cứ đâu trên thế giới. 

Khánh Phương

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo