An toàn với người dùng, thân thiện với môi trường, vật liệu xanh đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của xu hướng xây dựng bền vững trong tương lai.
Xốp cách nhiệt XPS
Tấm XPS hay còn được gọi là tấm xốp cách nhiệt, với độ bền cơ học cao nhờ tính ổn định trong cấu trúc vật lý, có tác dụng ngăn nước, chống ẩm, khả năng cách âm, cách nhiệt đặc biệt,...
Chất liệu Polystyrene để làm tấm XPS rất an toàn với người dùng và đặc biệt thân thiện với môi trường. Vật liệu này không mang lại chất độc nguy hiểm bốc hơi nào, không bị nấm mốc và ăn mòn lại có thể tái sử dụng.
Gạch không nung
Gạch không nung hay gạch bê tông bùn là vật liệu xanh thân thiện với môi trường và rất được ưa chuộng trong các công trình dân dụng. Loại gạch này không cần trải qua giai đoạn dùng than củi để đốt, do vậy tiết kiệm được nguồn nhiên liệu khá lớn, hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi cũng như không gây hại đến môi trường.
Tại Việt Nam, vật liệu này chiếm tỉ trọng sử dụng lên tới 21% tổng các vật liệu trên thị trường và được cho là sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai.
Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người quan tâm. (Ảnh minh họa: Kim Nhung)
Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái được sản xuất từ các sợi hữu cơ và chất chống thấm asphalt theo phương pháp ép lớp. Nhờ vậy mà nó khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn, rất phù hợp với các công trình ven biển. Ngoài ra, tấm lợp còn có khả năng chống nóng, cách âm tốt và giúp tiết kiệm điện năng dùng cho điều hòa vào những ngày nhiệt độ tăng cao.
Đá chẻ
Với đặc tính chịu được nhiệt độ cao, khả năng chịu lực cao, nhiều màu sắc, vân đá tự nhiên, đá chẻ mang đến cho công trình độ bền vĩnh cửu và vẻ đẹp sang trọng tinh tế. Bên cạnh đó, đá chẻ được sản xuất bằng công nghệ không nung nên ít gây tác động tới môi trường.
Bê tông nhẹ
Dù có giá thành cao hơn gạch thông thường nhưng bù lại, bê tông nhẹ sẽ giúp bạn giảm chi phí làm nền móng, vữa trát và còn là vật liệu xanh được khuyến khích sử dụng vì quá trình sản xuất ít phát thải ra môi trường.
Sơn sinh thái
Sơn sinh thái là một trong những loại vật liệu xanh mà bạn không nên bỏ lỡ bởi nó đã được loại bỏ tạp chất độc hại, không có chì, thủy ngân cũng như chất hữu cơ độc hại VOC. Đặc biệt, nó có thể hấp thụ được mùi hôi, CO2, chống cháy và ăn mòn, chống lại các tầng sóng có hại như sóng điện tử, bảo vệ sức khỏe cho con người.
Kiện rơm
Kiện rơm là vật liệu xanh được sử dụng nhiều ở các nông trại bởi tính sẵn có cũng như khả năng cách âm, cách nhiệt cao. Đồng thời, kiện rơm cũng có khả năng chống cháy bởi khi sản xuất, rơm được ép chặt nên không khí không thể lọt qua nên bạn không cần lo lắng về vấn đề cháy nổ.
Kim Nhung
(Lao Động)
- Giải pháp trần vách cho các bệnh viện dã chiến từ Saint-Gobain Việt Nam
- Cường độ bám dính của keo dán gạch có khác biệt rõ ràng với hồ dầu thông qua kết quả thực nghiệm
- Giải mã nghịch lý của ngành thép
- Tấm thạch cao có khả năng thanh lọc khí hại Formaldehyde trong nhà
- Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ công nghiệp thép thế giới?
- Quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
- Ngành Vật liệu xây dựng giai đoạn 2021 - 2030: Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế
- Phát triển vật liệu xây dựng: Cần “đòn bẩy” chính sách
- Đi tìm giải pháp vật liệu chống cháy cho kiến trúc hiện đại
- VICEM hướng đến sản xuất xanh, không phát thải