By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kinh tế / Pháp luật

“Nên xây đường sắt cao tốc để chở khách”

Ashui.com 30/10/2013
8 phút đọc
SHARE

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, nếu xác định đường sắt là phương tiện chủ đạo về vận tải hành khách trên trục Bắc – Nam, thì nên đồng thời cải tạo đường sắt hiện có và xây mới một tuyến đường sắt cao tốc (chỉ chạy tàu khách) với phân kỳ đầu tư hợp lý.

Quan điểm này vừa được tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đưa ra khi đánh giá báo cáo cuối cùng của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đối với xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc – Nam. Trong báo cáo vừa gửi lên bộ Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ, VNR đã cơ bản đồng ý với những khuyến nghị trong báo cáo cuối cùng mà JICA đưa ra hồi tháng 6/2013.

 


Đường sắt cao tốc Nhật Bản.
(Ảnh: Lê Bình) 

Cụ thể, với nội dung cải tạo tuyến đường sắt thống nhất, Jica phân tích bốn kịch bản: 

Kịch bản A1: Đường đơn, không điện khí hoá, tốc độ chạy tàu lớn nhất 90 km/h, thời gian chạy tàu 29,1 giờ, khai thác 32 tàu/ngày đêm. 

Kịch bản A2: Đường đơn, không điện khí hoá, tốc độ chạy tàu lớn nhất 90 km/h, thời gian chạy tàu 25,4 giờ, năng lực khai thác 50 tàu/ngày đêm, chi phí đầu tư sau khi đã hoàn thành phương án A1 là 1,8 tỉ USD.

Kịch bản B1: Đường đôi khổ 1.000mm, không điện khí hoá, thời gian chạy tàu 15,6 giờ, năng lực khai thác 116 tàu/ngày đêm, chi phí 14,5 tỉ USD.

Kịch bản B2: Đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hoá, tốc độ chạy tàu tối đa 150 km/h; thời gian chạy tài 12,7 giờ, chi phí 27,7 tỉ USD.

Sau khi phân tích các phương án, JICA khuyến nghị chọn kịch bản A2 là có tính khả thi nhất xét trên cả hiệu quả kinh tế (tỷ suất nội hoàn vốn EIRR đạt 14%) và cả phương diện kỹ thuật. Theo JICA, nếu theo kịch bản B2, do sẽ phải làm lại toàn bộ kết cấu nền đường, cầu – hầm dẫn tới đóng toàn bộ tuyến đường sắt quốc gia trong thời gian dài. Còn việc nâng cấp tuyến đường sắt khổ 1.000mm để chạy tàu cao tốc là không khả thi do chi phí đầu tư còn lớn hơn cả xây dựng một tuyến đường sắt mới. Phương án này nhận được sự đồng thuận cao của đường sắt Việt Nam.

Song song đó, JICA cũng đưa ra các kịch bản về đường sắt cao tốc: thứ nhất, xây dựng đường sắt cao tốc mới khổ 1.435mm, tốc độ tối đa 320km/h để vận chuyển khách. Thứ hai, xây dựng đường sắt cao tốc mới khổ 1.435mm, tốc độ tối đa trên 200km/h. Thứ ba, xây dựng đường sắt thường mới khổ 1.435mm, vận chuyển cả hành khách và hàng hoá. 

Trên cơ sở đó, khi đánh giá báo cáo của Jica, đối với việc xây mới đường sắt Bắc – Nam, VNR đã đề xuất nghiên cứu lựa chọn một trong hai phương án: Một là xây mới đường khổ 1.435mm, điện khí hoá, tốc độ thiết kế 350km/h, dành riêng cho tàu khách. Hai là đường cấp 1, khổ 1.435mm, dùng chung cho cả tàu hàng và tàu khách, điện khí hoá, tốc độ thiết kế 150km/h cho tàu khách và 120km/h cho tàu hàng chở container, 80km/h cho tàu chở hàng rời. 

Tuy vậy, với phương án 2, theo VNR, tới năm 2030, nhu cầu cơ bản về vận tải có thể được đáp ứng mà không cần xây thêm tuyến đường sắt mới bằng cách nâng cấp đường sắt hiện tại lên theo phương án A2 kết hợp các quy hoạch tổng thể. Còn nếu nâng cấp theo phương án B1 hay B2 thì ngay cả không có đường sắt cao tốc, năng lực vận tải nói chung (gồm hàng không, đường bộ, đường thuỷ và đường sắt) cũng sẽ vượt nhu cầu vận tải, tuy nhiên, nhu cầu vận tải hành khách tốc độ cao sẽ thiếu trầm trọng. “Trong trường hợp đường sắt cũ nâng cấp theo phương án A2 và B1 (50 đôi tàu/ngày đêm) chủ yếu để chở hàng, lại vừa xây mới tuyến đường sắt cấp 1, khổ 1.435mm, dùng chung cả tàu khách và hàng thì sẽ vượt quá yêu cầu chở hàng song vẫn thiếu năng lực dịch vụ hành khách tốc độ cao”, VNR phân tích. Tương tự, nếu xây mới đường 1.435mm khổ đôi cho cả khách lẫn hàng, rồi tương lai xa nâng cấp thành đường sắt cao tốc (chỉ chạy khách) thì VNR khẳng định “không khả thi, không hiệu quả”.  

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị: nếu xác định đường sắt là phương tiện chủ đạo về vận tải hành khách trên trục Bắc – Nam thì nên làm theo khuyến nghị của Jica về việc nâng cấp đường sắt khổ 1m hiện có lên mức A2, và xây dựng mới một tuyến đường sắt cao tốc (chỉ chạy tàu khách) với phân kỳ đầu tư hợp lý phù hợp với nguồn lực trong giai đoạn 5 – 10 năm tới và xa hơn. 

HƠN 20 TỈ USD CHO HAI ĐOẠN CAO TỐC THÍ ĐIỂM 

Với kịch bản phát triển đường sắt cao tốc, báo cáo của Jica cho rằng nếu không có đường sắt cao tốc, sau năm 2030 sẽ xảy ra ùn tắc và quá tải trên đường bộ và đề xuất xây dựng trước hai đoạn ưu tiên TP.HCM – Nha Trang và Hà Nội – Vinh. 

Jica tính toán rằng, với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giả định là 6%/năm, thời điểm phù hợp để hoàn thành một trong hai đoạn đường sắt cao tốc ưu tiên là năm 2030; thời điểm phù hợp để hoàn thành toàn bộ tuyến đường là sau năm 2040. Ước tính, chi phí xây dựng đoạn ưu tiên phía Bắc từ Hà Nội đi TP Vinh, dài 284km, khai thác từ năm 2036 có chi phí 10,2 tỉ USD, với đơn giá 35 triệu USD/km; đoạn ưu tiên phía Nam từ TP.HCM đi Nha Trang dài 366km, khai thác từ năm 2031, có chi phí 9,9 tỉ USD, tương đương chi phí 27,1 triệu USD/km.  

(SGTT) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Hàn Quốc đề xuất hợp tác đường sắt tốc độ cao với Việt Nam

Giải mã sự phát triển của hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc

Nghiên cứu đường sắt Bắc Nam tốc độ 250 km/h

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Kinh phí lớn, công nghệ cao… và còn gì nữa?

Sớm trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc TP.HCM – Cần Thơ vào năm 2024

TỪ KHÓA:đường sắt cao tốc
Bài trước “Không cứu bất động sản bằng tiền thuế của dân”
Bài tiếp Thế giới chúng ta sẽ như thế nào ở thế kỷ 22?
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Đề xuất xây đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Vinh trong 10 năm

Ashui.com 19/03/2021
Tin thế giới

Singapore và Malaysia tiếp tục trì hoãn dự án đường sắt cao tốc

Ashui.com 03/06/2020
Nhìn ra thế giới

Trung Quốc dồn dập đầu tư đường sắt cao tốc để vực dậy nền kinh tế

Ashui.com 03/01/2020
Phản biện

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Hai mặt của một vấn đề

Ashui.com 23/04/2019
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?