By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Nét văn hóa đặc sắc đón mừng Năm Mới ở Nhật Bản

Ashui.com 26/01/2012
6 phút đọc
SHARE

Nhật Bản là cường quốc công nghiệp phát triển đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ). Đây cũng là nước châu Á đầu tiên mở cửa du nhập văn hóa, văn minh phương Tây ngay từ năm 1868 với công cuộc cải cách duy tân mang tên Thiên hoàng Minh Trị (Meiji).

Do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên Đán theo thời gian âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác.

Tuy nhiên, dù chịu ảnh hưởng của sắc thái văn hóa phương Tây nhưng nên văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa lễ hội, văn hóa Tết nói riêng luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo với các triết lý sống khởi nguồn từ các bậc thầy Nho giáo của Trung Quốc như Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu Tử.

Một số tập quán trong văn hóa đón mừng Năm Mới

Tháng Một dương lịch, người Nhật thường rất bận rộn và sôi động trong không khí vui đón các ngày lễ hội lớn nhất của năm.

Để chuẩn bị đón Năm Mới, trong những ngày cuối năm cũ, các gia đình Nhật Bản đều có tập quán dọn dẹp nhà cửa, trang trí kadomatsu trước cổng, shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ. Kadomatsu được làm từ cành thông cùng tre và mai để đón Thần Năm Mới; còn shimekazari có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà.

Những ngày Tết đón mừng Năm Mới của người Nhật Bản được bắt đầu từ 24 giờ ngày cuối cùng của tháng 12 (dương lịch) và được kéo dài trong ba ngày.

Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng Năm Mới (Oshogatsu). Đầu tiên là rượu mừng Năm Mới otoso trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ. Tiếp đến là món ăn ngày Tết osechi sau khi cúng Thần Năm Mới.

Tục lệ mừng tuổi cho trẻ em, hoặc tặng quà giữa những người thân trong gia đình hay trong dòng họ, bạn bè cũng được tiến hành kể từ sau Lễ đón Giao thừa Năm Mới.

Trong những ngày Tết đón Năm Mới, người Nhật Bản thường đi lễ ở các đền, chùa với ý nghĩa vừa là để xin Thần, Phật cho sức khỏe, tài, lộc, hạnh phúc, vừa là dịp tham quan, thư giãn, thưởng ngoạn các nơi danh thắng, di tích lịch sử-văn hóa.

Một hoạt động khác cũng được coi là một trong những nét đẹp văn hóa đầu Năm Mới của người Nhật, đó là việc khai bút.

Một nét đẹp đặc trưng khác của văn hóa Tết đón Năm Mới ở Nhật Bản không thể không nhắc đến, đó là các món ăn ngày Tết – được coi là tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực của người Nhật. Đó là các món sashimi, sushi, osechi, zouni, kagamimochi. Đồ uống thì có rượu sake và một vài loại bia nổi tiếng của Nhật như Ashahi, Sapporo, Kirin.


Các gia đình Nhật Bản trang trí kadomatsu trước cổng để đón Thần Năm Mới

Theo phong tục, tập quán từ xưa, các gia đình và nhiều cơ quan, công sở… đều đặt kadomatsu trước cổng ra vào từ những ngày giáp Tết cho đến hết ngày 7/1.

Mọi người đều mặc đẹp, đến đền chùa làm lễ hatsumode đầu năm. Khi đến làm lễ, người Nhật thường mua một mũi tên trừ ma quỷ (gọi là hamaya) để gắn kèm vào kadomatsu trước cổng nhà. Họ cũng thường xóc quẻ, rút lá số xem bói bản thân hoặc gia đình trong Năm Mới.

Ngày 7/1 là ngày Tết 7 loài hoa quả. Trong ngày này, người Nhật Bản ăn cháo nấu bằng bảy loại rau, quả để cầu sức khỏe. Người Nhật cho rằng, cháo cũng là bài thuốc chữa được nhiều bệnh.

“Làm vỡ” bánh dày (kagamibiraki) là tục lệ được người Nhật Bản tiến hành vào ngày 11/1. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật không cắt mà “làm vỡ” bằng búa. Bánh dày vỡ ra được nấu thành chè với đậu đỏ cũng hàm ý sẽ mang lại những điều tốt đẹp.

Ngày lễ thành nhân (Seijinnohi) diễn ra vào ngày 15/1, là ngày làm các nghi lễ trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó. Ngày này thường được tổ chức tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương nơi các thanh niên đó cư trú. Sau Seijinnohi, mọi người mới thực sự hết Tết và trở lại cuộc sống bận rộn thường ngày./.

Chí Cường

Có thể bạn cũng quan tâm

Kinh nghiệm thiết kế FEED từ dự án Đường sắt tốc độ cao Malaysia – Singapore

Quỹ dự phòng nhà ở 1,5 nghìn tỷ USD trở thành “cứu tinh” cho người mua nhà Trung Quốc

Một số kinh nghiệm về sáng kiến thành phố phát thải các-bon thấp trên thế giới

Xe đạp – phương tiện giao thông bền vững cho sức khỏe và môi trường

Ô nhiễm ánh sáng làm chậm tiến trình Zero Carbon ở các siêu đô thị

Bài trước GS.TS Võ Tòng Xuân: Nên giao đất vĩnh viễn cho dân
Bài tiếp Đẩy mạnh phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Nhìn ra thế giới

Kỳ lạ “thành phố nổi” Venice trụ vững 1.600 năm nhờ cọc gỗ

Báo Xây dựng 25/05/2025
Nhìn ra thế giới

Từ biểu tượng của thảm họa hạt nhân, Fukushima hướng tới tương lai xanh

TTXVN 24/05/2025
Nhìn ra thế giới

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông

Báo Xây dựng 14/05/2025
Nhìn ra thế giới

Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới

Tạp chí Xây dựng 08/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?