By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc

Nhà ga Saint Éxupéry – khi kiến trúc sư làm thơ

Ashui.com 30/07/2011
9 phút đọc
SHARE

Santiago Calatrava là kiến trúc sư, kỹ sư và điêu khắc gia nổi tiếng người Tây Ban Nha. Ông là một hiện tượng thú vị trong giới kiến trúc, khi mà công trình của ông luôn mang đậm chất thơ, vẻ mềm mại quyến rũ cùng với sự mạnh mẽ khoẻ khoắn từ những kết cấu độc đáo.

Công trình của ông bao gồm nhiều thể loại: cầu, bảo tàng, sân bay, nhà ga… trong đó có một số công trình tiêu biểu như nhà ga Stadelhofen ở Zurich – Thuỵ Sĩ, bảo tàng Milwaukee ở Wisconsin – Mỹ, cầu Alamillo ở Sevilla – Tây Ban Nha, cao ốc Turning Torso ở Malmo – Thuỵ Điển… và nhà ga St Éxupéry ở Lyon – Pháp.


Mặt trước của nhà ga St Éxupéry

Nhà ga St Éxupéry (tên cũ là Satolas) được thiết kế và xây dựng trong giai đoạn 1989 – 1994, là trạm cuối của đường xe lửa nối sân bay Éxupéry với trung tâm thành phố Lyon đồng thời cũng là điểm kết nối của các chuyến tàu cao tốc xuyên vùng (TGV), nằm cách thành phố khoảng 30km về phía nam. Công trình được thiết kế vào lúc mà Calatrava đang tìm một cơ hội để đúc kết lại quá trình nghiên cứu lâu năm về vật liệu, về cấu trúc và về chuyển động. Ông cố gắng liên kết yếu tố hình ảnh với tư duy thiết kế trừu tượng, gợi ra sự chuyển động thông qua một giải pháp hình học mang tính cấu trúc rõ ràng.

Không giống như một nhà ga khác cũng khá nổi tiếng, ga Stadelhofen, vốn nằm tại một nơi có địa hình phức tạp, có bối cảnh xã hội và lịch sử lâu đời, nhà ga St Éxupéry nằm tại một địa điểm cho phép Calatrava có những thử nghiệm táo bạo về hình khối. Cùng với đó, yêu cầu của chủ đầu tư về một công trình vừa mang tính công năng vừa có tính biểu tượng đã góp phần tạo ra một công trình kiến trúc có tính biểu tượng cao nhất của kiến trúc thế kỷ 20.


Không có nhiều bảng chỉ dẫn bên trong nhà ga

Về cơ bản, công trình bao gồm nhà ga chính, các lối dẫn lên tàu và một cầu bộ hành nối nhà ga chính với sân bay ở cách đó không xa. Yêu cầu quan trọng nhất đối với công trình là phải phân luồng và hướng dẫn cho một lượng hành khách đông đúc và luôn vội vã. Chính ở điểm này, Calatrava đã thể hiện sự độc đáo của mình.

Thay cho việc phân luồng và hướng dẫn hành khách bằng vô số những bảng hiệu chi chít như thường thấy trong những nhà ga khác, Calatrava đã sử dụng chính cấu trúc của công trình vào việc này, được thể hiện qua kích cỡ của các cấu kiện, cách sắp xếp chúng cũng như cách làm cho chúng xuất hiện, lập đi lập lại bên trong công trình. Calatrava muốn cấu trúc của công trình phải có sự liên hệ trực tiếp với những hành khách và định hướng cho họ. Minh chứng rõ nhất cho điều này là các ô lấy sáng đã được môđun hoá, dùng để hướng dẫn và điều khiển nhịp độ di chuyển. Ánh sáng trong công trình khá dịu ở trung tâm nhà ga, rực rỡ hơn ở các lối dẫn lên tàu và ở bên ngoài. Với cách thiết kế đó, Calatrava đã tạo cho hành khách một trải nghiệm thú vị và có phần lãng mạn.

 
Ánh sáng êm dịu bên trong nhà ga chính / Cầu thang xoắn ốc có vai trò như một tác phẩm điêu khắc trang trí.


Lối dẫn từ nhà ga chính ra chỗ lên tàu 

Phía cổng trước công trình, một cấu kiện bêtông hình chữ V liên kết bốn khung thép cong lớn, vươn dài ra phía trước như muốn chào đón hành khách bước vào nhà ga. Hai khung thép ở giữa chạy theo đường sống mái tạo nên một hệ kết cấu giống như xương sống của công trình. Những khung phía bên ngoài được bọc nhôm, vươn cao đến khoảng 40m. Chúng được đặt gần với hai dầm cong lớn trải dài hơn 120m phía trên nhà ga chính phủ kính, và khu vực phục vụ ở phía đông (quầy bán vé, cửa hàng, càphê…). Hệ “xương sống” này trải ra như một đôi cách phía trên các mặt đứng hướng nam và hướng bắc, với những khung cửa vươn ra như một dạng bao lơn. Những cấu kiện này được đặt nghiêng để nhấn mạnh thêm ý tưởng về sự chuyển động, giống như chúng bị cuốn đi bởi những cơn gió phát ra từ những đoàn tàu cao tốc đang chạy phía dưới.

Đường tàu và lối dẫn lên tàu được bao bọc bởi một kết cấu trải dài qua hơn 50m. Những cấu kiện bêtông này tạo ra hình ảnh như một tổ ong, và là sự bổ sung hoàn hảo về mặt thị giác cho phần kết cấu mái của nhà ga chính.

Phía trên của những đường tàu cao tốc là những ô vòm tạo ra bởi những khung bêtông đặt xéo, đan vào nhau, tạo ra các ô hình thoi trên mái. Khoảng trống giữa các ô này đươc phủ bằng kính, hoặc bằng các tấm bêtông đúc sẵn. Những ô này xuất hiện một cách đều đặn, chúng cho phép hành khách có thể nhận ra được hình ảnh chung của công trình, và một cách hết sức nhẹ nhàng, chúng hướng hành khách đi đến những nơi họ cần. 


Mặt bên và mặt sau của nhà ga.

Cũng như phần lớn các công trình khác do Calatrava thiết kế, nhà ga St Éxupéry cũng bị chỉ trích bởi sự tiêu tốn một ngân sách quá lớn. Tuy nhiên, điều đáng tiếc hơn hết là một sai lầm trong quy hoạch liên vùng đã dẫn đến kết quả là mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu cao tốc liên vùng chạy qua nhà ga này, một con số hết sức khiêm tốn so với công suất của nhà ga theo thiết kế ban đầu. Vai trò của nhà ga trong mạng lưới giao thông đã không thể lớn như là vị thế của nó trong giới kiến trúc. Nhưng cũng chính vì nhà ga luôn trong tình trạng vắng vẻ, những hành khách có dịp đi qua đây, lại có cơ hội tuyệt vời để chiêm ngưỡng một tác phẩm kiến trúc vào dạng độc đáo nhất trên thế giới.

KTS Đỗ Đăng Khoa 

Có thể bạn cũng quan tâm

Cải tạo kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái vùng Tây Bắc Việt Nam theo hướng bền vững

Thư viện Yellamundie: “Người kể chuyện” của miền tây nam Sydney

Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka

Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc

Expo 2025 Osaka: Kiến trúc tuần hoàn từ Japan Pavilion

Bài trước Đọc sách: “Kiến trúc và Quy hoạch Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc”
Bài tiếp Thổ Hà – Một cái làng còn rất làng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm
Năng lượng - Môi trường 06/07/2025
Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kiến trúcNhìn ra thế giới

10 Pavilion nổi bật nhất tại Expo 2025 Osaka

Ashui.com 03/05/2025
Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
Kiến trúc

Olympic House: Biểu tượng kiến trúc xanh gắn kết lịch sử và tương lai

Kiến trúc & Đời sống 05/04/2025
Kiến trúc

Changsha: Cảm hứng bất tận từ tinh hoa truyền thống

Kiến trúc & Đời sống 11/03/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?