By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Những sân bay nguy hiểm nhất thế giới

Ashui.com 16/06/2020
8 phút đọc
SHARE

Chỉ có khoảng 17 phi công đủ trình độ để hạ cánh ở đường băng sân bay Paro, nằm giữa những dãy núi cao hơn 5.000 m của Bhutan.

Sân bay Paro, Bhutan


(Ảnh: Shutterstock) 

Sân bay nằm ở độ cao hơn 2.400 m so với mực nước biển và được bao quanh bởi những ngọn núi cao tới gần 5.500 m. Các phi công dường như mất hoàn toàn tầm nhìn về đường băng, trước khi họ bay chếch 45 độ qua dãy núi rồi hạ độ cao nhanh chóng và đáp xuống. Ở trên núi có một ngôi nhà mái đỏ, điểm đánh dấu để phi công hạ cánh. Do đó, tất cả các chuyến bay cất và hạ cánh ở đây đều phải thực hiện vào ban ngày.

Đặc biệt, đường bay chỉ dài 1.900 m. Các máy bay phải hạ cánh trong điều kiện gió thổi mạnh qua thung lũng, dẫn đến những nhiễu loạn nghiêm trọng. Các hành khách từng có mặt trong chuyến bay đến đây đều nhận xét, hạ cánh là một trải nghiệm kinh hoàng. Theo thống kê cuối năm 2018, chỉ có 17 phi công đủ điều kiện để hạ cánh tại sân bay, trước đó là 8 người vào năm 2011.

Sân bay Lukla Airport, Nepal


(Ảnh: The Telegraph/Istock)

Sân bay nằm ở độ cao 2.845 m so với mực nước biển, phía đông Nepal, là nơi đón những khách có mong muốn chinh phục trạm căn cứ Everest. Các yếu tố cơ sở hạ tầng, địa hình núi, thời tiết khiến nơi này trở thành một trong những sân bay khó hạ cánh nhất trên thế giới, ngay với cả những phi công có trình độ cao.

Đường băng ở sân bay chỉ dài khoảng 530 m, vì vậy nó được thiết kế với độ dốc 11%, giúp máy bay giảm tốc độ. Một đầu tiếp giáp với vực thẳng đứng, đầu còn lại là bức tường đá, có đường đi tới một ngôi chùa Phật giáo. Đặc biệt, địa hình đồi núi bao quanh khiến máy bay không thể bay vòng quanh mà buộc phải hạ cánh. Nếu bất cẩn có thể lao xuống vực hoặc đâm vào vách đá. Thời tiết ở Himalaya khó dự đoán, để tránh mây mù, các chuyến bay phải cất hoặc hạ cánh trong thời gian từ 6 – 9h sáng.

Sân bay quốc tế Courchevel, Pháp


(Ảnh: WikiCommons)

Là sân bay nhỏ nằm trên dãy núi Alps của Pháp, khu vực nổi tiếng với những dãy núi cao. Với chiều dài hơn 525 m, đường băng ở đây còn ngắn hơn đường băng sân bay Lukla. Để hỗ trợ máy bay giảm tốc kịp thời, đường băng được thiết kế với độ dốc 18,5%. Điều này khiến việc cất cánh ở sân bay nguy hiểm hơn hạ cánh.

Sân bay Barra, Scotland


(Ảnh: Colin Moss/Flickr)

Nằm trong vùng vịnh cạn Traigh Mhòr, phía bắc đảo Barra, đây là sân bay duy nhất trên thế giới có đường băng là bãi biển. Thậm chí, người dân và du khách còn tới đây để nhặt sò.

Sân bay có tổng cộng 3 đường băng, được đánh dấu bằng các cột gỗ ở 2 đầu. Khi thủy triều lên, đường băng hoàn toàn chìm dưới nước. Nếu đến không đúng lúc, phi công phải lái máy bay lòng vòng để đợi hạ cánh.

Sân bay đảo Saba, Hà Lan


(Ảnh: Airlines Travel)

Được biết đến với tên gọi Juancho E Yrausquin, là một trong những sân bay thương mại ngắn thất thế giới, với chiều dài 396 m. Cả 2 bên đầu đường băng là vực, hướng thẳng xuống biển. Nếu phi công không giảm tốc kịp thời, cả chiếc máy bay có thể rơi xuống vực thẳm.

Sân bay Nam Cực


(Ảnh: McMurdo Times-com/Flickr)

Do không có quá nhiều người đến với Nam Cực, nên các sân bay trải nhựa không được xây dựng. Các máy bay tới đây đều phải hạ cánh trên khu vực băng tuyết bằng phẳng, có đánh dấu bằng các lá cờ đỏ. Trọng lượng của máy bay cũng được quy định rõ ràng để không bị kẹt trong tuyết hay làm nứt đường băng. Một vài tháng trong năm, khi điều kiện thời tiết xấu, các phi công phải sử dụng kính ban đêm để hạ cánh an toàn.

Sân bay quốc tế Princess Juliana, St. Maarten, Hà Lan


(Ảnh: TVL1970/Flickr)

Bãi biển Maho đông đúc du khách nằm tại đầu đường băng, chỉ cách nhau bởi một hàng rào sắt. Vì vậy ở đây không chỉ là bãi tắm mà còn là nơi thu hút du khách muốn trải nghiệm máy bay hạ cánh ngay trên đầu. Khi hạ cánh, các động cơ phản lực khổng lồ có thể tạo ra những cơn gió cát và thổi mọi người xuống nước. Lực gió thậm chí có thể gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong nếu đứng quá gần. Vì vậy các biển báo nguy hiểm được dán xung quanh hàng rào, yêu cầu mọi người tránh xa khu vực đường băng khi máy bay hạ cánh.

Sân bay Madeira, Bồ Đào Nha


(Ảnh: Reddit)

Đường băng của sân bay nằm giữa những vách đá và cạnh đại dương, vì vậy quá trình hạ cánh rất nguy hiểm do gió mạnh. Năm 1977, một chiếc máy bay đã lao xuống vực do đường bay quá ngắn, khiến 161 người tử vong. Đường bay ngay lập tức được xây dựng thêm với tổng độ dài 2.777 m và chống bởi 180 cột trụ. Ngày nay, chỉ có những phi công đã qua đào tạo chuyên nghiệp mới được phép hạ cánh tại đây.

Sân bay quốc tế Gibraltar, Anh


(Ảnh: Reddit)

Là sân bay dân sự thành phố Gibraltar, lãnh thổ hải ngoại của Anh. Nơi đây được coi là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới vì đường băng cắt ngang qua một tuyến đường đông đúc trong thành phố và 2 đầu là biển. Khi máy bay hạ cánh, con đường sẽ được đóng lại, thường gây tình trạng ùn tắc giao thông.

Lan Hương

(VnExpress /Theo Forbes)

Có thể bạn cũng quan tâm

Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu

Kinh nghiệm thiết kế FEED từ dự án Đường sắt tốc độ cao Malaysia – Singapore

Quỹ dự phòng nhà ở 1,5 nghìn tỷ USD trở thành “cứu tinh” cho người mua nhà Trung Quốc

Một số kinh nghiệm về sáng kiến thành phố phát thải các-bon thấp trên thế giới

Xe đạp – phương tiện giao thông bền vững cho sức khỏe và môi trường

Bài trước Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030
Bài tiếp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Cần bảo tồn thích ứng di sản làng xã truyền thống
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Nhìn ra thế giới

Ô nhiễm ánh sáng làm chậm tiến trình Zero Carbon ở các siêu đô thị

Ashui.com 26/05/2025
Nhìn ra thế giới

Kỳ lạ “thành phố nổi” Venice trụ vững 1.600 năm nhờ cọc gỗ

Báo Xây dựng 25/05/2025
Nhìn ra thế giới

Từ biểu tượng của thảm họa hạt nhân, Fukushima hướng tới tương lai xanh

TTXVN 24/05/2025
Nhìn ra thế giới

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông

Báo Xây dựng 14/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?