By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Sự kiện

Tọa đàm “Cầu Long Biên – Giải pháp nào để gắn Bảo tồn với Phát triển?”

Ashui.com 10/12/2014
12 phút đọc
SHARE

Sáng 10/12, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Cầu Long Biên – giải pháp nào để bảo tồn và phát triển?”.

 

Xuống cấp trầm trọng

Được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng với cái tên đã đi vào lịch sử – Long Biên – có kiểu dáng độc đáo. Cầu do hãng Eiffel thiết kế, có chiều dài 2.290m bắc qua sông, 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m, trải qua hơn 100 năm, hiện cây cầu đã xuống cấp ở mức báo động. Các thanh sắt, ốc vít hoen rỉ theo thời gian, mố trụ hư hại, 131 vòm cầu gạch giờ là quán xá nhếch nhác, dọc theo cầu cạn là các quán kinh doanh ảnh hưởng tới giao thông. Hàng ngày, cây cầu 112 năm tuổi này vẫn gánh chịu 1 tải trọng lớn cho xe máy, xe đạp và xe lửa qua lại. 

Đã là cầu thì chức năng đầu tiên và nguyên bản của nó là giao thông, nhưng theo các chuyên gia, hiện Hà Nội đã có 6 cây cầu bắc qua sông Hồng và tương lai con số này sẽ là 12, thì chức năng giao thông không còn đặt nặng lên cầu Long Biên nữa. Cây cầu đặc biệt này cần được bảo tồn và khai thác như một di sản “sống”. Theo các chuyên gia, các KTS, các nhà quy hoạch đô thị thì cầu Long Biên cần được đại tu cấp bách và càng sớm càng tốt, nếu không cây cầu trên 100 năm tuổi này có thể sập bất cứ lúc nào. Nhưng vấn đề đặt ra là bảo tồn và phát triển cầu Long Biên như thế nào để phát huy được các giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế, kỹ thuật mà cầu mang lại là điều cần bàn tính kỹ. 

Bảo tồn cách nào?

Theo KTS Nguyễn Nga, một Việt kiều Pháp, người dành nhiều tâm huyết cho Hà Nội, cầu Long Biên cần được bảo tồn, cải tạo phát triển đồng bộ với khu dân cư hiện có và các dự án đang triển khai trong khu vực đáp ứng nhu cầu phát triển của thủ đô, nhưng nên xây dựng cầu Long Biên trở thành điểm du lịch hấp dẫn, mang tính biểu tượng và đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết lao động, việc làm cho người dân.

KTS Nguyễn Nga đề xuất, cầu Long Biên nên được cải tạo theo hướng: cầu cạn thành vườn treo, gầm cầu thành vườn nghệ thuật và làng nghề truyền thống; 9 nhịp cầu nguyên thủy được cải tạo nguyên trạng theo phương pháp cũ đinh tán ri-vê, nhịp bị mất bởi chiến tranh sẽ được tái dựng với công nghệ đúc thép hiện đại phủ kính trong suốt để làm khu triển lãm, bảo tàng; bãi giữa sông Hồng thành quảng trường, triển lãm quốc gia nông – lâm – ngư nghiệp, công viên nghệ thuật.

Đồng thời, KTS Nguyễn Nga đề xuất trục đi bộ xanh mang tên “Đại lộ Hòa Bình” dài 4 km, kết nối các điểm du lịch, phố đi bộ tại trung tâm khu vực hồ Hoàn Kiếm với tuyến phố đi bộ cầu Long Biên, đầu cầu phía Long Biên xây dựng tháp Sen làm bảo tàng nghệ thuật.

Các chuyên gia tâm huyết đều cho rằng, việc bảo tồn phát triển cầu Long Biên là cần thiết và cần làm sớm nhưng hình dáng cầu nên bảo tồn thế nào thì tồn tại 2 quan điểm trái chiều, một là nên bảo tồn nguyên trạng cây cầu theo phương án cũ xây dựng năm 1902 và hai là bảo tồn hình dáng cầu hiện tại với những nhịp mất, nhịp còn khắc ghi chứng tích khi cây cầu phải oằn mình gánh chịu những trận mưa bom bão đạn của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. 

GS Phạm Đình Việt, Trường Đại học Xây dựng cho rằng: Trong chiến tranh, một số nhịp cầu đã bị mất, trong quá trình bảo tồn nên khôi phục lại hình dáng cũ của cây cầu. Đồng quan điểm với GS Phạm Đình Việt, TS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh thêm: Bảo tồn cầu Long Biên không chỉ bảo tồn vật chứng là cây cầu mà cần bảo tồn cảnh quan và không gian xung quanh, bảo tồn nguyên trạng hình dáng, phong cách, vật liệu của cầu Long Biên năm 1902. Nhưng bảo tồn phải thích ứng với đời sống đương đại, phù hợp với quy hoạch được duyệt và phù hợp không gian xung quanh.

Ông Tô Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho rằng, nhiều ý tưởng trong đề án nếu thực hiện được là điều đáng quý, đóng góp thêm công trình văn hóa, nghệ thuật độc đáo cho Hà Nội. Nhưng nội dung trong đề án chưa hẳn đã thật hợp lý. “Nếu không mất gì mà có được tất cả những thứ như KTS Nguyễn Nga nói thì có dễ chấp nhận. Nếu thực hiện ý tưởng này thì ảnh hưởng gì tới những mặt khác, có hay không giá trị đánh đổi, đánh đổi lợi ích tới mức nào, hại tới mức nào? Bởi đến thời điểm này và trong những quy hoạch vẫn đang đặt ra thì cầu Long Biên vẫn là một công trình giao thông có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử. Nếu thực hiện được như dự án thì chức năng giao thông khó có thể thực hiện được”, ông Tuấn băn khoăn.

Ông Tuấn cho rằng, giả sử bên trên là đường sắt, bên dưới là những ý tưởng cho không gian văn hóa thì có dung hòa được không? Hà Nội cũng có những bảo tàng xây dựng quy mô nhưng giá trị phục vụ cộng đồng, tác động của nó với xã hội còn hạn chế. Ý tưởng Bảo tàng trên cầu Long Biên cũng cần cân nhắc khi tồn tại lâu dài, làm sao để lúc nào nó cũng hấp dẫn.

Theo PGS Đỗ Tú Lan, Bộ Xây dựng, chúng ta vẫn duy trì giao thông kết nối 2 bên bờ sông, tuy nhiên, với cây cầu “tuổi già sức yếu” này thì mức gánh giao thông cần vừa phải và lựa chọn giao thông xanh là phù hợp. Bảo tồn nên giữ nguyên dáng nhịp còn nhịp mất như hiện nay bởi nó là chứng tích lịch sử.

PGS Đỗ Tú Lan cũng nhấn mạnh, bảo tồn cầu Long Biên nhưng phải phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế kỹ thuật của cây cầu và giải pháp bảo tồn gắn với bảo tàng, đồng thời khai thác gầm cầu để trưng bày một số sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của KTS Nguyễn Nga được PGS Đỗ Tú Lan đánh giá cao. 

Theo TS Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc TEDI (Bộ GTVT), chúng ta nên giữ dáng cầu và khôi phục lại theo sơ đồ cầu bản gốc, bỏ tất cả trụ tạm và nên sử dụng lại trụ giếng chìm, phần vòm nên giữ lại đến phố Hàng Giấy. Tuy nhiên, cầu Long Biên hiện rất thấp, không đáp ứng yêu cầu thông thủy, không đảm bảo tĩnh không cho giao thông đường thủy nên ông Sơn đề xuất nên giữ nguyên cao độ, hơi nâng về phía Long Biên lên 3m để đảm bảo cho giao thông đường thủy. 

Đánh giá cao ý tưởng của KTS Nguyễn Nga, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Đỗ Viết Chiến nhấn mạnh: Cầu Long Biên không đơn thuần là giao thông mà còn là bài toán văn hóa, lịch sử gắn với lịch sử của Hà Nội, của đất nước và đi vào tiềm thức của người dân Thủ đô. Việc bảo tồn cầu Long Biên gắn với phát triển là điều cần thiết, nhưng cần dung hòa bài toán văn hóa và bài toán kỹ thuật gắn với quy hoạch 2 bên sông Hồng mà Hà Nội đang triển khai là điều cần thiết. Chúng ta không nên đặt giao thông nặng lên cầu Long Biên và nên lựa chọn giao thông đi bộ, cầu cạn là bức tường chết nay sống lại mang giá trị cao. Tuy nhiên, vấn đề vốn và kinh phí cần làm rõ hơn. 

Theo KTS Nguyễn Nga, với tổng kinh phí thực hiện dự án khoảng 3.310 tỷ đồng, dự án hoàn toàn có thể thực hiện bằng hình thức đầu tư PPP. Việc huy động vốn đối ứng của Chính phủ từ nguồn vốn ODA trùng tu và bảo tồn di sản văn hóa du lịch cầu Long Biên do Chính phủ Pháp tài trợ dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng còn vốn tự có từ chủ đầu tư và vốn huy động từ xã hội hóa khoảng 1.100 tỷ đồng. 

Vũ Huyền (Báo Xây dựng) / Ảnh: Ashui.com 

Có thể bạn cũng quan tâm

Pháp muốn tài trợ 700 nghìn euro nghiên cứu tôn tạo cầu Long Biên

Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong công tác quy hoạch, bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị cầu Long Biên”

Cầu Long Biên sinh ra từ một ý tưởng “điên rồ”

Lập Tổ chuyên gia triển khai nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên

Bộ GTVT sẽ kiểm định hiện trạng cầu Long Biên trước khi sửa chữa lớn

TỪ KHÓA:cầu Long Biên
Bài trước Xây dựng Trung tâm hành chính tập trung: Cuộc chạy đua của các địa phương?
Bài tiếp Tạp chí Kiến trúc & Đời sống – 103 (12/2014)
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Hà Nội sẽ cải tạo, nâng cấp cầu Long Biên thành cầu đi bộ

Ashui.com 05/04/2016
Tin trong nước

Hà Nội chọn vị trí xây cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75m

Ashui.com 11/04/2015
Tin trong nước

Khám phá cuộc sống sinh động bên cây cầu Long Biên trăm tuổi

Ashui.com 08/04/2015
Tin trong nước

Cân nhắc phương án xây cầu đường sắt cách cầu Long Biên 75m

Ashui.com 18/12/2014
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?