Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển diễn ra rất nhanh, dân nông thôn bỏ lên thành thị ngày càng tăng, làm nảy sinh rất nhiều các vấn đề phức tạp về xã hội, kinh tế và văn hóa, thành phố ngày càng trở nên hỗn loạn, thiếu sự hợp nhất… “Thành phố cộng sinh“ (Symbiosis City) như một mô hình thành phố hợp nhất giữa thành thị và nông thôn, vừa có tác dụng làm hồi sinh lại “những thành phố chết”, vừa tăng khả năng kết nối bền vững giữa con người với thiên nhiên.
Thành phố cộng sinh / Symbiosis City – Strength of Connection Ý tưởng tham gia Cuộc thi thiết kế nhà chọc trời do tạp chí eVolo tổ chức. – Thiết kế: Văn phòng thiết kế kiến trúc NBD Architects |
Nguồn cảm hứng bắt nguồn từ hình ảnh bộ rể cây đước trong rừng ngập mặn để minh họa cho một cấu trúc đô thị kiểu mới.
Định hướng phát triển cấu trúc THÀNH PHỐ CỘNG SINH
Giai đoạn 1:
Xây dựng khu dân cư phức hợp cao tầng trên nền các con đường giao thông chính hiện hữu với khoảng cách >500m, và chiều cao công trình tự do.
Giai đoạn 2:
Giải tỏa các khu dân cư hiện hữu, tái tạo lại hệ sinh thái mặt đất như cây rừng và hệ thống kênh rạch tự nhiên trước đây, tổ chức phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
Sức mạnh của sự hợp nhất:
– Mạng lưới công trình liên kết như một mạng thực vật bám trên mặt đất, có khả năng chống chịu với mọi thiên tai một cách hiệu quả;
– Nông thôn và đô thị phát triển đồng nhất trong một vòng khép kín, giảm thiểu các yếu tố thừa vốn trước đây là hệ lụy sinh ra các tác động làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phạm vi áp dụng:
Xây dựng trên nền thành phố hiện hữu hoặc các khu đất mới.
KTS Nguyễn Bá Đức