By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Từ quy hoạch đến hạ tầng: Bước đột phá cho Khánh Hòa tăng trưởng hai con số
    Báo Xây dựng 28/07/2025
    Khởi động chương trình Triển lãm quốc tế về thiết kế và thi công Nhà Gỗ To trong Rừng (Gỗ To Exhibition)
    Ashui.com 27/07/2025
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Cần cái tâm và cái tài để “hồi sinh” cho nhà cổ

Ashui.com 10/05/2009
8 phút đọc
SHARE

Điều cần thiết trong công tác trùng tu nhà cổ là phải hiểu về từng chi tiết trong tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Chẳng hạn phần chạm khắc trong ngôi nhà cổ thể hiện tiếng nói của tổ tiên. Mỗi họa tiết, hoa văn, hình khối đều có tiếng nói riêng… Để làm tốt công tác này rất cần cái tâm và cái tài của người làm công tác bảo tồn trên cơ sở tôn trọng giá trị lịch sử, văn hóa.

Tôi đứng rất lâu trước tấm biển treo ở vị trí bắt mắt của ngôi nhà cổ ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Đó là bảng hiệu công nhận đây là một trong sáu ngôi nhà cổ ở nước ta được Tổ chức Di sản châu Á – Thái Bình Dương bảo tồn. Cụ thể là nhà cổ ở: Đình Bảng (Bắc Ninh); Hội An (Quảng Nam); Biên Hòa (Đồng Nai); Xuân Hồng (Nam Định); Đông Hòa Hiệp (An Giang) và Vĩnh Tiến (Thanh Hóa).

Tham quan ngôi nhà, phần nào cho khách cách nhìn nhận về bảo tồn di sản, một vấn đề gần đây dư luận đặc biệt quan tâm.


Ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng, thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc được UNESCO công nhận là một trong năm ngôi nhà cổ của VN còn giữ được nguyên trạng (2004).

Ngôi nhà cổ ở thôn Tây Giai được trùng tu, bảo tồn như thế nào?

Ông Phạm Ngọc Tùng, chủ nhân ngôi nhà và đời thứ 7 dòng họ Phạm ở thôn Tây Giai cho biết, ông bất ngờ khi ngôi nhà của mình được cơ quan văn hóa chọn trùng tu, bảo tồn.

Trao đổi với ông Lê Văn Sự, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Vĩnh Lộc, chúng tôi được biết, đoàn chuyên gia Nhật Bản và cán bộ Cục Bảo tồn di sản văn hóa sau khi được giới thiệu đã đi khảo sát 64 ngôi nhà cổ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhưng đã chọn ngôi nhà cổ của ông Tùng để trùng tu. Năm 1999 khảo sát thì năm 2002, công tác trùng tu bắt đầu.

Ngôi nhà cổ 7 gian của gia đình ông Tùng được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Ngôi nhà này để thờ tự, cùng xây dựng với nó còn có ngôi nhà ngang 9 gian (nay đã phá bỏ).

Vì là từ đường nên ngôi nhà có nhiều hình chạm khắc cầu kỳ với những long, ly, quy, phượng và các bức hoành phi, câu đối. Những tác phẩm chạm khắc này đến hôm nay vẫn còn như nguyên trạng. Theo ông Tùng, loại vật liệu chính để xây dựng ngôi nhà là gỗ xoan. Đây là loại gỗ được trồng phổ biến trong vùng có đặc tính nhẹ, ít mối, mọt.

Ông Phạm Ngọc Tùng còn cho biết, ngôi nhà đã được đầu tư 600.000.000đ. Không phải bỏ kinh phí, ông còn được hưởng lợi từ việc ngôi nhà được sửa chữa, trùng tu. Hiện nay, gia đình ông vẫn sống trong ngôi nhà này với nếp sinh hoạt của người nông dân.


Ngôi nhà cổ của ông Tùng trước và sau khi trùng tu.

Trùng tu phải tôn trọng giá trị kiến trúc cổ

Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, kiến trúc cổ truyền của người Việt, trong đó nhà ở là một đối tượng quan trọng. Từ thế kỷ XVII, người ta đã tìm thấy dấu tích từ đường (nhà thờ họ) trong các kiến trúc của người Việt. Những công trình này mang đậm ý nghĩa lịch sử và xã hội cao hơn là ý nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo.

Cũng bởi bị chi phối nhiều do những biến động xã hội, khí hậu nên chúng ta ít có những công trình kiến trúc lớn. Vật liệu trong các công trình kiến trúc của người Việt chủ yếu bằng gỗ. Khung nhà làm bằng gỗ và chống đỡ bộ ngói làm bằng đất nung. Lực của ngôi nhà dồn vào các cây cột. Chân cột đặt trên đế bằng đá tảng.

Cũng bởi đặc thù thường gặp biến động nên người Việt đã liên kết các chi tiết trong nhà bằng mộng, mẹo. Khi gặp biến cố, có thể dỡ bỏ phần khung và sau đó lại phục dựng như cũ. Hiện nay, dấu vết trùng tu trong các công trình kiến trúc cổ của người xưa vẫn còn. Nếu tiến hành đại tu, việc giải hạ toàn bộ phần khung và mái nhà là đương nhiên. Việc sửa chữa được tiến hành trên cơ sở hỏng đâu sửa đó và để lại dấu tích bằng nghệ thuật đương đại.

Việc trùng tu, bảo tồn nhà cổ là vô cùng cần thiết nhưng để làm được việc này có rất nhiều vấn đề đặt ra. Trước hết, đây là tài sản của tư nhân. Vì thế, phải phụ thuộc vào ý thức giác ngộ của từng người. Có những người muốn được trùng tu chỉ vì mong giữ được ngôi nhà bền vững mà không đoái hoài đến giá trị nghệ thuật. Ngoài ra, vấn đề kinh phí cũng rất quan trọng.

Ví như ngôi nhà Tây Giai nêu ở trên, từ những năm 60 của thế kỷ trước, trong quá trình đi điền dã, ông Trần Lâm Biền đã phát hiện ra. Nhưng phải mấy chục năm sau, khi có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức nước ngoài, việc trùng tu mới được tiến hành.

Điều cần thiết trong công tác trùng tu là phải hiểu về từng chi tiết trong tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Chẳng hạn phần chạm khắc trong ngôi nhà cổ thể hiện tiếng nói của tổ tiên. Mỗi họa tiết, hoa văn, hình khối đều có tiếng nói riêng.

Từ việc trùng tu, bảo tồn một chuỗi nhà cổ nêu trên cho thấy, để làm tốt công tác này, kể cả với các công trình di tích lịch sử, văn hoá nói chung rất cần cái tâm và cái tài của người làm công tác bảo tồn trên cơ sở tôn trọng giá trị lịch sử, văn hóa.

Cao Hồng

[ Chuyên đề : Bảo tồn di tích ] 

Có thể bạn cũng quan tâm

Mâu thuẫn pháp lý đang cản trở mục tiêu xây dựng xanh tại Việt Nam

Bước ngoặt xanh quan trọng vì phát triển bền vững

Xanh hóa giao thông không thể chỉ dựa vào ‘trụ cột’ xe điện

Mô hình phát triển hạ tầng cho tăng trưởng công nghiệp bền vững

Hành trình giao thông không khói

Bài trước KTS Võ Trọng Nghĩa cùng C+A đoạt Giải Bạc Holcim toàn thế giới 2008
Bài tiếp Về việc bảo tồn Khu trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tái chế thủy tinh phế thải sản xuất gạch xây dựng bền vững
Công nghệ mới 28/07/2025
Từ quy hoạch đến hạ tầng: Bước đột phá cho Khánh Hòa tăng trưởng hai con số
Tin trong nước 28/07/2025
Dư địa lớn cho sự phát triển của trường bất động sản Hải Phòng
Bất động sản 28/07/2025
Khởi động chương trình Triển lãm quốc tế về thiết kế và thi công Nhà Gỗ To trong Rừng (Gỗ To Exhibition)
Sự kiện 27/07/2025
Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai

Kinh tế & Đô thị 01/07/2025
Góc nhìn

Cần cẩn trọng để đảm bảo chất lượng của hệ thống dữ liệu đất đai sau hợp nhất

TTXVN 29/06/2025
Góc nhìn

Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng

KTSG Online 28/06/2025
Góc nhìn

Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải trong GTVT: Từ nhiệm vụ đến hành động

Tạp chí Xây dựng 26/06/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?