By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Giảm phát thải: cuộc mặc cả lợi ích

Ashui.com 04/07/2021
12 phút đọc
SHARE

Bất chấp nhiều nỗ lực và các cuộc thảo luận quốc tế diễn ra trong nhiều năm cho đến nay, tương lai của vấn đề giảm phát thải nhà kính vẫn khá mờ mịt.

Trong khi đó, khối lượng phát thải đã không chờ đợi kết quả của các cuộc thương lượng quốc tế mà tiếp tục gia tăng. Cụ thể, sau khi đi ngang trong giai đoạn 2014-2016 vì tăng trưởng yếu của kinh tế thế giới, lượng phát thải đã tăng trở lại trong năm 2018 (tăng 2,7%) và 2019 (0,6%).

May mắn là “nhờ” đại dịch Covid-19 xảy ra năm 2020 làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng nên phát thải thế giới từ khu vực năng lượng đã giảm tới 5,8%, mức giảm mạnh nhất từ Thế chiến thứ hai. Mức giảm này tương đương với toàn bộ lượng phát thải của khu vực EU(1). Nhưng với sự phục hồi được kỳ vọng là mạnh mẽ của kinh tế thế giới kể từ năm nay, giảm phát thải tiếp tục là một thách thức toàn cầu trong những năm tới.

Nếu thế giới có thực thi những sáng kiến kiểu như thuế phát thải carbon toàn cầu, giải pháp được cho là hợp lý nhất, thì, theo một ước tính, giá điện bình quân hộ tiêu dùng phải trả sẽ tăng lên vài chục phần trăm trong vòng một thập kỷ tới. Gần tương tự như vậy là giá khí đốt.

Sự vị kỷ đằng sau

Nếu phải tóm tắt trong mấy chữ về lý do cho tình trạng trì trệ này thì đó chính là thái độ vị kỷ, vị lợi. Cho  đến nay, vẫn còn không ít cá nhân và tổ chức hoài nghi các dự báo về phát thải của các nhà khoa học. Trong số này có cả những người như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và, do đó, cả chính quyền của ông. Cuộc khảo sát của Đại học Yale năm 2019 cho thấy vẫn có đến 48% cử tri đăng ký của Mỹ không ủng hộ lời kêu gọi Tổng thống ra tuyên bố sự ấm lên của thế giới là một vấn đề khẩn cấp quốc gia nếu Quốc hội Mỹ không làm gì.

Bên cạnh đó, phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu là không biên giới. Trong bối cảnh này, sẽ hoàn toàn là một tâm lý tự nhiên khi người ta đợi người khác làm (trước), chứ không phải là mình.

Sự vị kỷ còn được thôi thúc bởi những cân nhắc về kinh tế. Các sáng kiến giảm phát thải thế giới thường bị phản đối bởi các quốc gia đang phát triển và ngay trong nội bộ của cả quốc gia phát triển, đơn giản bởi một lẽ rằng người nghèo, nước nghèo sẽ bị tác động mạnh nhất bởi các biện pháp giảm thải toàn cầu.

Nếu thế giới có thực thi những sáng kiến kiểu như thuế phát thải carbon toàn cầu, giải pháp được cho là hợp lý nhất, thì, theo một ước tính, giá điện bình quân hộ tiêu dùng phải trả sẽ tăng lên vài chục phần trăm trong vòng một thập kỷ tới(2). Gần tương tự như vậy là giá khí đốt. Đây sẽ là một đòn đánh nặng lên ngân sách hộ gia đình nghèo trong bất cứ nước nào, cũng như tất cả các nước nghèo, đang phát triển và những nền kinh tế mới nổi. Cần nhớ rằng trên thế giới hiện nay vẫn còn đến hàng tỉ người chưa được tiếp xúc với điện.

Sự vị kỷ còn được thôi thúc bởi những cân nhắc về kinh tế. Các sáng kiến giảm phát thải thế giới thường bị phản đối bởi các quốc gia đang phát triển và ngay trong nội bộ của cả quốc gia phát triển.

Mặc cả lợi ích

Với những yếu tố nêu trên, có thể hiểu tại sao những nước như Ấn Độ (nước có lượng phát thải lớn thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ, và EU) cũng như châu Phi lại sẵn sàng đứng ngoài các sáng kiến giảm phát khí thải toàn cầu. Một phần, họ không thể đánh đổi tăng trưởng kinh tế để lấy giảm phát khí thải khi mà nhu cầu tăng trưởng là cấp thiết để đưa hàng trăm triệu công dân của mình thoát khỏi đói nghèo cùng cực.

Phần khác vì suy nghĩ cho rằng trách nhiệm giảm phát chủ yếu là của các nước phát triển, đi trước, đã được hưởng nhiều lợi ích từ sự phát triển kinh tế dựa trên tiêu thụ năng lượng hóa thạch trước đây.

Do đó, cách hữu hiệu nhất để giảm phát thải phải là tài trợ cho các nước nghèo, đang phát triển trong quá trình áp dụng thuế phát thải toàn cầu. Tuy nhiên, việc duy trì tài trợ quốc tế trên quy mô lớn như vậy sẽ là điều phi thực tế. Cộng thêm bối cảnh hiện nay với các nước đang nỗ lực củng cố ngân sách, giảm thâm hụt, tương lai của việc cắt giảm phát thải sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các cuộc mặc cả lợi ích trên quy mô toàn cầu, trong đó các nước đang phát triển thì yêu cầu sự tài trợ của các nước phát triển, còn các nước phát triển thì kêu gọi sự tự nguyện cắt giảm phát thải của các nước kia.

Việt Nam cũng đang… mặc cả

Những năm trước đây, Việt Nam đã “cam kết thực hiện giảm 8% phát thải vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường và nếu có thêm nguồn lực quốc tế thì có thể đạt 25%” trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu(3). Cũng cần biết là Việt Nam không nằm trong số hơn 100 nước cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 trong 10 năm tới.

Con số cắt giảm 8%, nhất là so với “kịch bản phát triển thông thường” rõ ràng là một con số mang tính minh họa thì đúng hơn, cốt để cho thấy Việt Nam cũng chia sẻ thách thức chung của thế giới. Điều đáng chú ý là điều kiện “có thêm nguồn lực quốc tế” để đạt mức cắt giảm 25%. Như vậy, có thể hiểu Việt Nam sẽ chỉ tự nguyện cắt giảm đáng kể phát thải với điều kiện nhận được hỗ trợ tài chính của thế giới.

Mới đây, các con số cam kết trên được Việt Nam “chủ động” nâng lên thêm một mức nhỏ nữa, lần lượt thành 9% và 27%(4). Bối cảnh của sự tăng lên này dường như từ tốc độ phát triển nhanh của năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian qua, trở thành nước được cho là có công suất lắp đặt điện mặt trời lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc năm 2020.

Tuy nhiên, có thể nói rằng con số 9% vẫn là mang tính hình thức, nếu xét đến nhu cầu tự thân phải thay đổi của Việt Nam khi mà các dự án nhiệt điện chạy bằng năng lượng hóa thạch trong những năm tới sẽ khó còn được tài trợ bởi các nguồn vốn quốc tế nữa.

Mặt khác, nỗ lực phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam lại gặp trở ngại lớn từ mạng lưới truyền tải và dự trữ điện chưa phát triển, dẫn đến dư thừa lớn công suất điện từ pin mặt trời. Như vậy, Việt Nam có cắt giảm được 27% phát thải hay không phụ thuộc đáng kể vào nguồn tài chính (cho không) từ bên ngoài để gia tăng năng lực truyền tải và dự trữ điện (chỉ riêng mở rộng mạng lưới điện quốc gia đến năm 2030 đã cần đến gần 33 tỉ đô la Mỹ, theo Quy hoạch điện 8).

Trong lúc đợi các đối tác nước ngoài nào đó chưa rõ bỏ vốn tài trợ, mua lại 18% (27%-9%) phát thải tự cam kết của mình, Việt Nam có lẽ vẫn phải tiếp tục phụ thuộc vào các dự án nhiệt điện để đảm bảo khả năng tiếp cận điện với giá hợp lý của người dân và doanh nghiệp. Và nguồn tài trợ cho các dự án này sẽ chủ yếu đến từ trong nước, vốn sẽ ngày càng eo hẹp khi các ngân hàng thương mại cũng theo xu hướng chung của thế giới “nói không” với tài trợ năng lượng hóa thạch.

Trong kịch bản xấu nhất – không mặc cả bán được 18% phát thải, mà cũng không huy động đủ vốn phát triển nhiệt điện – thì cả công suất phát điện và lượng phát thải theo Quy hoạch điện 8 đều là không tưởng.

Ngọc Phan

Tham khảo:
(1) https://www.iea.org/articles/global-energy-review-co2-emissions-in-2020
(2) https://www.marketwatch.com/story/why-is-humanity-so-reluctant-to-save-itself-from-climate-change-2020-02-21
(3) https://www.moit.gov.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articleId=17504
(4) https://dangcongsan.vn/thoi-su/viet-nam-cam-ket-hanh-dong-quyet-liet-de-ung-pho-toan-dien-voi-bien-doi-khi-hau-579100.html

(KTSG Online)

Có thể bạn cũng quan tâm

Olympic Paris 2024 đã thực hiện giảm phát thải như thế nào

Vì sao ý tưởng “Olympic xanh nhất” của Pháp bị phản đối dữ dội?

Hội thảo “Các-bon hàm chứa trong công trình xây dựng”

Phát triển công trình xanh, giảm phát thải ngành Xây dựng

TỪ KHÓA:giảm phát thải
Bài trước Phục dựng tòa Phương Đình, trả lại giá trị gốc cho hồ Văn ở Văn Miếu
Bài tiếp [Video] Efforts needed for Vietnam’s cycling cities
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?