By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Giải pháp

Ba kinh nghiệm chống ngập đô thị

Ashui.com 20/07/2010
7 phút đọc
SHARE

Không chỉ Hà Nội, nhiều đô thị trên thế giới cũng phải đối mặt với tình trạng “phố thành sông” mỗi khi mưa to gió lớn.

Để chống ngập lụt, có thành phố xây đường hầm có tác dụng thoát nước và giao thông, có thành phố lại xây hầm ngầm chứa nước, kênh rạch chằng chịt…

Đường hầm 2 tác dụng

Hầm đường bộ và quản lý nước mưa (hầm SMART) là công trình đường bộ kiêm thoát nước mưa ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Dài 9,7km, đây là hầm thoát nước mưa dài nhất Đông Nam Á và dài thứ nhì châu Á. Mục đích chính của đường hầm này là giải quyết tình trạng ngập lụt ở Kuala Lumpur và giảm tắc nghẽn giao thông ở một số giao lộ chính trong giờ cao điểm.

  • Ảnh bên : Ngập lụt ở Ngập lụt ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia (Ảnh: AP)

Hầm SMART có 2 phần chính là đường hầm thoát nước mưa và đường hầm cao tốc dành cho xe cộ. Đây là đường hầm đa dụng dài nhất thế giới. Nó bắt đầu từ hồ Kampung Berembang gần sông Klang River và kết thúc ở hồ Taman Desa gần sông Kerayong. Đường hầm bắt đầu được xây dựng vào tháng 11/2003.

Hai máy khoan hầm của Đức được sử dụng. Đường hầm thoát nước mưa (dài 9,7km, đường kính 13,2m, chi phí xây dựng 514,6 triệu USD) bắt đầu hoạt động từ cuối tháng 1/2007.

Hầm SMART có 3 chế độ hoạt động. Ở điều kiện bình thường, không có mưa bão, không có nước mưa chảy vào hệ thống. Khi có mưa bão ở mức độ trung bình, nước mưa được dẫn vào hầm vượt ở phía dưới hầm cao tốc. Đoạn cao tốc vẫn mở cửa cho xe cộ lưu thông. Khi có bão lớn, đường hầm xa lộ đóng lại. Sau khi đảm bảo mọi phương tiện giao thông đã ra khỏi đường hầm, các cổng chắn nước tự động sẽ mở ra để cho nước mưa chảy qua. Đường hầm xa lộ sẽ được mở cửa trở lại sau 2 ngày.

>> Đường hầm giao thông thoát lũ độc đáo ở Kuala Lumpur

  • Ảnh bên : Đường hầm giao thông và điều tiết lũ SMART

Hồ chứa ngầm

Kế hoạch hồ chứa và hầm ngầm (TARP) nhằm giảm ngập lụt ở khu vực đô thị của TP Chicago (Mỹ), và giảm tác động tiêu cực của nước thải chưa qua xử lý chảy vào hồ Michigan bằng cách dẫn nước mưa và nước thải vào các hồ chứa tạm thời. Đây là một trong những dự án xây dựng dân dụng lớn nhất cả về quy mô, chi phí và thời gian thực hiện.

TARP được bắt đầu triển khai từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước và dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Một số hạng mục chính đã đi vào hoạt động. Dù đang xây dựng, xong nhờ có hệ thống hầm ngầm, TP Chicago đã bớt hẳn ngập lụt. Đến nay, siêu dự án này đã tiêu tốn hơn 3 tỷ USD.

Vấn đề ngập lụt của Chicago phần lớn bắt nguồn từ lý do địa hình; phần lớn thành phố được xây dựng trên khu vực đầm lầy. Hồ Michigan không kham nổi nước thải của thành phố và khi có mưa bão, các trạm bơm cung cấp nước sạch cho người dân bị nhiễm nước thải. Tình trạng này khiến dịch tả bùng phát hồi thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Thiệt hại do lũ lụt tăng đáng kể sau năm 1938, khi các khu vực thoát nước bị lấn chiếm, dành đất cho phát triển.

Kênh rạch nội đô

Khoảng 2/3 diện tích Hà Lan dễ bị ngập lụt nên các thành phố đều xây đê lớn phía ngoài chống nước biển, nước sông xâm nhập, và tạo nhiều kênh, rạch bên trong để tiêu nước nhanh chóng. Những công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng được xây dựng dọc theo các con kênh. Một số công trình còn đóng vai trò tiền tiêu chống ngập lụt. Một số được cung cấp nguyên vật liệu chống nước tràn, một số khác được thiết kế linh hoạt, có thể nổi trên mặt nước.     

Một hệ thống phức tạp gồm cống thoát nước, mương và trạm bơm giúp cho các phần đất trũng khô ráo và phát triển nông nghiệp. Hệ thống cống nhỏ được xây dựng dưới mặt đường có nhiệm vụ thu gom nước mưa chảy qua lớp gạch lát, và lớp đá, cát độn bên dưới.

Hà Nội sẽ cân nhắc ý kiến của chuyên gia đô thị về việc nên làm hầm ngầm để mỗi khi mưa lớn cho nước trút xuống đó, rồi bơm ra sông Hồng. “Đây là ý tưởng táo bạo và chúng ta đang nằm trên địa bàn rất trũng, cốt nền thấp, các ý kiến đóng góp tiêu úng cho Thủ đô là rất quý báu, thành phố sẽ cân nhắc kỹ ”, Chủ tịch UND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết. 

Minh Long (tổng hợp)

>> Bê tông hóa vỉa hè Hà Nội làm giảm khả năng tiêu thoát nước

Có thể bạn cũng quan tâm

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của lớp vỏ bao che tòa nhà văn phòng tại 3 thành phố có điều kiện khí hậu khác nhau ở Việt Nam

Bí mật dưới đường ray: Thụy Sĩ “chơi lớn” để cứu hành tinh

Nghiên cứu phát triển công nghệ lưu biến bảo đảm cho việc làm chủ không gian ngầm

Áp dụng phương thức xây dựng khô trong thiết kế kiến trúc bền vững tại Việt Nam

Công nghệ Terra Pave mang đến lợi ích thế nào trong xây dựng đường giao thông?

Bài trước Phải làm rõ chức năng sử dụng, vị trí khi xây cao ốc
Bài tiếp Tiếp tục các dự án nhà cao tầng ở trung tâm Hà Nội
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Giải pháp

Giải pháp chống thấm ngược do hiện tượng mao dẫn trong tường xây mới bằng gạch đá

Tạp chí Xây dựng 20/03/2025
Giải pháp

Từ tấm pin mặt trời, Nhật tạo ra nhà di động đặc biệt ứng phó thảm họa thiên tai

Ashui.com 11/03/2025
Giải pháp

Thanh toán thông minh: động lực thúc đẩy giao thông xanh và bền vững

KTSG Online 09/03/2025
Giải pháp

Vattenfall giới thiệu ngôi nhà nhỏ được làm từ tua-bin gió cũ

Ashui.com 18/12/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?