By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: “Tôi tán thành việc dỡ đường sắt khỏi cầu Long Biên”

Ashui.com 11/11/2009
9 phút đọc
SHARE

Vừa qua, có thông tin sẽ dỡ bỏ hệ thống đường sắt trên cầu Long Biên, đồng thời một cầu đường sắt thuộc tuyến đường sắt trên cao Yên Viên – Ngọc Hồi sẽ thực hiện nhiệm vụ cho tàu hỏa lưu thông qua sông Hồng như cầu Long Biên hiện nay. Xung quanh việc này có nhiều ý kiến khác nhau vì cầu Long Biên là một di sản đặc biệt của Hà Nội.

Trao đổi với TT&VH xoay quanh phương án này, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc (ảnh bên) – người vừa đoạt giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội, cho biết:

– Nhiều nước trên thế giới đã có tuyến đường sắt trên cao, giải tỏa được ách tắc giao thông rất nhiều. Vì vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ phương án dỡ bỏ hệ thống đường sắt trên cầu Long Biên. Để tàu hỏa đi trên “mặt bằng đường phố” tôi nghĩ nó không thuận tiện cho giao thông thành phố, nếu không muốn nói là một trở ngại. Ngày xưa làm đường sắt, người Pháp nghiên cứu rất cẩn thận, khoảng cách an toàn giữa đường sắt với nhà dân ít nhất là cách nhau từ 10 đến 15m. Trong “cự ly” ấy người ta cũng không cho ai xây dựng gì hết cả. Bây giờ thì khác rồi, nhà dân cách đường tàu chỉ còn trong khoảng 2-3m và không thể giải tỏa được nên đã có nhiều tai nạn xảy ra khi tàu hỏa đi qua khu dân sinh trong thành phố.

– Với một “nhà Hà Nội học” như ông chả nhẽ không có chút tiếc nuối?

– Theo tôi không có gì phải tiếc nuối ghê gớm cả.

– Nhưng có người cho rằng, việc dỡ bỏ đường sắt trên cầu Long Biên “là sự vi phạm ghê gớm về di sản, văn hóa và kinh tế… Văn hóa Hà Nội ngàn năm sẽ không còn nguyên vẹn”. Ý kiến của ông thế nào? 

– Không có vấn đề gì liên quan đến văn hóa trong việc này cả, hoặc có theo tôi cũng rất ít. Chỉ có điều đối với người Hà Nội, bao nhiêu năm đã quen với tàu hỏa rồi. Tiếng tàu hỏa đi, tiếng còi hú đã thành một kỷ niệm trong lòng người Hà Nội từ lâu. Bây giờ dỡ bỏ đi, dù chỉ là phần đường sắt trên cầu Long Biên, nhiều người sẽ nghĩ mất đi một phần hoài niệm trong tâm khảm của họ nên cảm thấy tiếc nuối, thấy ảnh hưởng đôi chút thôi rồi sau dần cũng sẽ quen. Bởi vì ga Long Biên là ga đầu mối phía Bắc của Hà Nội. Nếu xây một cầy cầu khác dành cho tàu hỏa ở một ví trí khác nghĩa là hàng hóa không đổ về ga Long Biên nữa. Nếu chuyển đi nơi khác đương nhiên chợ đầu mối này cũng phải chuyển theo, ảnh hưởng đến sinh hoạt buôn bán của người dân, kinh tế nói chung của Hà Nội, đó là chưa kể đến việc nếu làm mới, ở một vị trí khác chắc chắn sẽ lại liên quan đến vấn đề giải tỏa, đền bù, phá vỡ cảnh quan này khác… nên cần phải cân nhắc thật kỹ, thận trọng là một việc làm không thừa…

  • Ảnh bên : Đường sắt trên cầu Long Biên

– Theo thông tin mới đưa ra, dự án khôi phục cầu Long Biên xác định là sẽ sửa chữa triệt để nhằm bảo tồn khôi phục nguyên hình dạng ban đầu trước năm 1965. Nếu nói vậy thì hình dạng cầu Long Biên sau năm 1965 đến nay đã bị biến dạng nhiều lắm sao, thưa ông?

– Biến dạng nhiều lắm chứ, sao không?! Được xây dựng năm 1899 đến năm 1902 thì xong một làn đường sắt chạy giữa và hai làn đường xe nhẹ chạy hai bên. Trải qua trên 100 năm tồn tại và hai cuộc chiến tranh, đến nay cầu Long Biên đã bị hư hỏng nặng nề. Tôi thi thoảng vẫn đi qua cầu Long Biên, và cũng để ý thấy các thanh dàn gốc thời Pháp đã bị han gỉ, hiện tượng xói lở ở xung quanh khu vực cầu có nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều… Khôi phục cầu Long Biên, xác định là sửa chữa triệt để nhằm bảo tồn khôi phục nguyên hình dạng ban đầu trước năm 1965, nếu làm được thì tốt quá, hay quá bởi cầu Long Biên là một di sản đáng giá của Hà Nội, cây cầu có hình dáng tôi cho là đẹp nhất nước mình.

– Xin cảm ơn ông!

Huy Thông (thực hiện)

>> TS. Khuất Việt Hùng: “Không nên phá bỏ kiến trúc cây cầu biểu tượng thủ đô”

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã thống nhất dỡ bỏ hệ thống đường sắt trên cầu Long Biên. Thay vào đó, cầu đường sắt trên cao thuộc tuyến đường sắt trên cao Yên Viên – Ngọc Hồi (tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 1) sẽ thực hiện nhiệm vụ cho tàu hoả lưu thông qua như cầu Long Biên hiện nay.

Hiện Tổng Công ty đã phê duyệt phương án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 1 này chỉ cách cầu Long Biên khoảng 30m nằm về phía thượng lưu sông Hồng. Phương án này đã nhận được sự đồng tình từ Chính phủ và UBND TP Hà Nội.

Theo Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), cầu Long Biên được xây dựng năm 1899 – 1902 với một làn đường sắt chạy giữa và hai làn đường xe nhẹ chạy hai bên. Trải qua trên 100 năm tồn tại và hai cuộc chiến tranh, đến nay cầu Long Biên đã bị hư hỏng nặng nề.

TEDI đã được Bộ GTVT giao nghiên cứu xây dựng phương án khôi phục cầu Long Biên, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của một số tư vấn nước ngoài trước đây và chuyển đổi thành dự án đầu tư theo qui định của Việt Nam, vừa qua đã báo cáo kết quả nghiên cứu với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ GTVT và các cơ quan liên quan.

Về nguồn vốn dự kiến thực hiện dự án sẽ vào khoảng 3.177,5 tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn vốn vay từ phía Pháp và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (chiếm khoảng 15% tổng giá trị xây lắp). Tiến độ thực hiện hợp đồng EPC dự kiến khoảng 43 tháng không bao gồm thời gian lập dự án, trình duyệt, làm thủ tục vay vốn, đàm phán và ký kết hợp đồng.

(TTXVN) 

Có thể bạn cũng quan tâm

TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu

TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai

Công nghệ, yếu tố xanh sẽ là tiêu chí cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng

Bài trước Dân số và đô thị
Bài tiếp KTS Võ Thành Lân: “Chúng ta đang đi ngược bản chất của đô thị”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

Kinh tế xanh: Hướng đi tất yếu để TP.HCM vững vai trò đầu tàu kinh tế

Ashui.com 28/04/2025
Đối thoạiThị trường

Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững

Ashui.com 12/04/2025
Đối thoại

Ngành Xây dựng xóa rào cản, làm chủ công nghệ mới

Báo Xây dựng 11/04/2025
Đối thoại

KTS Lê Quang: Khu liên cơ sẽ giúp cải thiện hình ảnh các bộ máy công

Ashui.com 01/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?