By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Cải thiện sức chống chịu vùng ven biển

Ashui.com 08/09/2011
6 phút đọc
SHARE

Dự án “Cải thiện sức chống chịu của vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan” vừa được Bộ Tài nguyên – Môi trường tổ chức khởi động. Dự án được triển khai tại 8 tỉnh, thành của 3 quốc gia, trong đó có TPHCM, Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang của Việt Nam; dự kiến kéo dài đến tháng 6/2014. Với mục tiêu chính là cải thiện sức chống chịu vùng ven biển nhằm ứng phó với tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, tăng khả năng thích ứng của con người và hệ sinh thái đối với biến đổi khí hậu, đảm bảo điều kiện sống tốt hơn cho người dân ven biển…

Các đối tác dự án sẽ cùng làm việc với chính quyền các tỉnh của Việt Nam để tăng cường năng lực, qua đó giúp các cơ quan tỉnh thành tiến hành đánh giá tính dễ tổn thương, xác định các hoạt động thử nghiệm nhằm giảm thiểu tính dễ tổn thương; thiết kế, thực hiện và giám sát kết quả của các hoạt động thử nghiệm và tiến hành phân tích chi phí – lợi ích, đánh giá tính khả thi cho việc nhân rộng các hoạt động thử nghiệm ra khu vực duyên hải.

Dự án cũng tạo cơ hội để cộng đồng ở các vùng khác nhau dọc đường bờ biển có thể học hỏi lẫn nhau về cách thức ứng phó với thiên tai, đồng thời tổ chức các chuyến thăm quan học tập và các diễn đàn thường niên để chia sẻ kiến thức với 12 tỉnh còn lại ở suốt dải ven biển từ TPHCM đến Bangkok.

Trao đổi với báo giới, PGS.TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, người chủ trì nhóm xây dựng kịch bản cho biết, ở Việt Nam, năm 2009, các ngành, các địa phương sử dụng kịch bản mức trung bình để xây dựng chính sách cũng như triển khai các hoạt động ứng phó, nhưng sau đó chính ông là người đã nêu ý kiến nên sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu ở mức cao. Thực tế đã cho thấy những lo ngại ấy là có cơ sở. Mức tăng nhiệt độ tại nước ta dao động trong phạm vi lớn hơn so với kịch bản trung bình năm 2009. Lượng mưa mùa khô theo dự báo mới nhất có thể giảm đến 30% vào năm 2100 ở một vài nơi thuộc Nam bộ, trong khi đó theo phiên bản năm 2009 thì trung bình cho toàn vùng chỉ giảm 18%…

Đặc biệt, khu vực ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu đã được nhóm nghiên cứu chú trọng phân tích. Bản cập nhật kịch bản mới đã chia vùng ven biển Việt Nam thành 7 khu vực có sự tương đồng về xu thế mực nước biển dâng. Theo tất cả các kịch bản (từ cao đến thấp), đến năm 2100, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang, thấp nhất ở vùng Móng Cái đến Hòn Dáu. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 60,3cm đến 74,2cm.

Sau khi công bố hệ thống bản đồ ngập lụt cho TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ở kịch bản năm 2009, lần cập nhật này, các nhà khoa học đã bổ sung tính toán và trình bày các bản đồ nguy cơ ngập cho khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Diện tích có nguy cơ ngập cũng được tính toán chi tiết cho các vùng và tỉnh. Tương tự như kịch bản năm 2009, đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nước biển dâng. Riêng TPHCM, sẽ có khoảng 20% diện tích bị ngập và 9% số dân bị ảnh hưởng.

Hẳn đây là những thông tin đầy sức thuyết phục cho những ai còn hồ nghi về biến đổi khí hậu và những tác động khôn lường của nó. Không nghi ngờ gì nữa, không chỉ có 4 tỉnh thành của nước ta bước vào dự án Cải thiện sức chống chịu của vùng ven biển hôm nay cần tích cực triển khai dự án mà tất cả các tỉnh thành còn lại, kể cả những tỉnh không thuộc vùng duyên hải, cũng cần nghiêm túc cân nhắc vấn đề này và có sự phòng bị đầy đủ trước khi quá muộn.

Anh Thư

  • Xây dựng quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL 

Có thể bạn cũng quan tâm

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Bài trước “Ngôi nhà sách” Querosene tại Sao Paulo – Brazil
Bài tiếp Khởi động chương trình GreenBiz 2011
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Sản xuất và tiêu thụ VLXD có nhiều chuyển biến tích cực
Thị trường 08/07/2025
Năm 2025: Giá thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đã tăng 70%
Bất động sản 08/07/2025
Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
Sự kiện 07/07/2025
Tái thiết không gian phát triển Đông Nam Bộ từ trục giao thông chiến lược
Kinh tế / Pháp luật 07/07/2025
[Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
Sự kiện 07/07/2025
Mái nhà, từ che đến “chill”
Phong thủy 06/07/2025
Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
Kinh tế / Pháp luật 06/07/2025
Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm
Năng lượng - Môi trường 06/07/2025
Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Bất động sảnPhản biện

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

VnEconomy 02/06/2025
Phản biện

Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023

VnEconomy 25/05/2025
Phản biện

Công trình công – quản trị tư

Chinhphu.VN 07/05/2025
Phản biện

Giải pháp nào để ĐBSCL thoát khỏi vòng lặp “xói lở và mất rừng” vùng ven biển?

KTSG Online 03/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?