By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
    Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
    Tạp chí Xây dựng 23/05/2025
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Đất nước nào cũng cần có hàng rong

Ashui.com 23/06/2012
9 phút đọc
SHARE

Trên những đại lộ sang trọng đẹp đẽ, việc cấm bán hàng rong trên vỉa hè xem chừng là điều rất hợp lý để giữ gìn cho bộ mặt đô thị được văn minh. Nhưng tại một số thành phố trên thế giới, buôn bán vỉa hè vẫn được chấp nhận và tiếp tục phát triển. Bangkok là một ví dụ điển hình.

Bangkok có nhiều cao ốc, khách sạn, cửa hàng, trung tâm thương mại hoành tráng, nhưng bên cạnh đó vẫn có những sạp, những quán, xe đẩy bán hàng rong bình dân. Và Sukhumvit, con đường du lịch sầm uất và bận rộn nhất Thành phố Thiên thần, là nơi hội tụ của hai thái cực này.

Đẹp như vỉa hè Bangkok

Thủ đô Thái Lan vốn nổi tiếng với nạn kẹt xe. Đặc biệt đối với con đường chính như Sukhumvit thì đây là chuyện thường ngày. Cho dù đã có tuyến tàu điện và nhiều đường vượt trên không nhưng nạn kẹt xe trên con đường này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, thay vì cấm để con đường trở nên thông thoáng hơn, buôn bán trên vỉa hè lại được chấp nhận và ngày càng phát triển.

Lề đường rộng 4 mét nhưng du khách sẽ phải chen chúc trên lối đi chỉ còn 1 mét. Hầu hết các nhà hai bên đường đều bày hàng xuống vỉa hè. Đối diện với chúng là sạp của những người buôn bán nhỏ. Các sạp này luôn ở ngoài sát mép vỉa hè, mặt chính quay vào trong. Và như thế du khách không phải bước xuống lòng đường, mà đi ở giữa dãy nhà và dãy sạp.

Nơi đây bày bán đủ thứ, từ quần áo, giày dép, túi xách… cho đến quà lưu niệm (tượng voi, túi thổ cẩm…) và cả thuốc diệt rệp!

Ngay trước các khách sạn 4-5 sao sang trọng, các xe đẩy bán thức ăn hoặc hàng hóa vẫn được phép kinh doanh. Quả là du khách “được tạo điều kiện hết sức” để mua sắm, từ sản phẩm cao cấp trong các cửa hiệu lớn cho đến hàng hóa rẻ tiền ở ngoài đường. Nhờ vậy, không chỉ người giàu mới được lợi, cả người nghèo cũng kiếm sống được nhờ du lịch.

Buôn bán vỉa hè đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của Bangkok, là một trong những lý do để người nước ngoài đến với Thái Lan và quay trở lại đây. Năm 2011, dù gặp nhiều khó khăn do trận lũ lịch sử kéo dài hàng tháng trời, Thái Lan vẫn thu hút đến 19,1 triệu lượt khách.

Tiến sĩ Narumol Nirathron, giảng viên Đại học Thammasat, nhận xét: “Với lịch sử hơn 200 năm bán hàng rong, hoạt động này đã trở thành một nét văn hóa. Nếu biết khai thác, chính hoạt động bán hàng rong sẽ làm cho Bangkok càng thêm hấp dẫn”. Và theo một nghiên cứu của đại học này, vỉa hè Bangkok đã trở thành nơi kiếm sống của hơn nửa triệu người, tạo ra một mạng lưới phân phối dịch vụ rẻ tiền, tiện lợi không chỉ cho người dân mà còn cho cả hàng triệu khách du lịch.

Chính phủ Thái Lan cho phép sử dụng vỉa hè nhưng có quản lý, đánh thuế người bán hàng rong. Tại một số khu vực hành chính quan trọng của thủ đô, như khu làm việc của Chính phủ, thì không cho buôn bán trên vỉa hè. Tuy nhiên, ngay trước Cung điện Hoàng gia, một nơi tôn nghiêm, hàng trăm người bán dạo đồ lưu niệm vẫn được phép hành nghề.

Bởi vậy, ở Bangkok hầu như không thấy cảnh người bán hàng rong phải lén lút bán hàng và bị chính quyền tịch thu hàng hóa.

Cách thức quản lý hàng rong

Năm 2005, tiến sĩ Vichai Rupkamdee, thuộc Học viện Hành chính Phát triển Quốc gia Thái Lan, từng đề xuất 3 mô hình quản lý mà ông cho rằng vừa bảo vệ được quyền lợi của người bán hàng rong, vừa hài hòa với chính sách phát triển đô thị.

• Mô hình thứ nhất: khu vực quy hoạch bán hàng rong thuộc quyền sở hữu và quản lý của chính quyền thành phố, nhưng không có quy định chặt chẽ mà giao quyền tự quản cho người bán hàng rong trong khu vực.

• Mô hình thứ hai: chính quyền nhượng quyền sở hữu khu vực quy hoạch cho một cá nhân để lập chợ. Hằng ngày, chủ chợ phải đi giám sát để giải quyết các vấn đề phát sinh.

• Mô hình thứ ba: lập chợ trong các khu chung cư của công ty tư nhân. Chính các công ty này sẽ tổ chức và quản lý. Tiền thuê mặt bằng sẽ cao nhưng bù lại người bán hàng được hưởng các tiêu chuẩn vệ sinh và an ninh cao.

Nếu Paris không có hàng rong

Hiện nay, vỉa hè thủ đô các nước Đông Nam Á khác như Malaysia, Singarore, Indonesia, Campuchia cũng khá giống với vỉa hè Bangkok. Đó đều là nơi kiếm sống của hàng chục vạn người. Có thể xem đây là một cách để xóa đói giảm nghèo.

Tại thủ đô những quốc gia phát triển của châu Á như Hàn Quốc và Nhật, vẫn tồn tại một số con đường là khu buôn bán vỉa hè. Và New York, nơi hơn 10.000 người bán hàng rong sinh sống, hiện có hẳn một dự án giúp họ nâng cấp các xe bán hàng.

Còn tại Paris, vỉa hè chính là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt thú vị nhất của hàng triệu người. Nếu không có các quán cà phê và quán ăn, hàng rong trên vỉa hè, thủ đô nước Pháp hẳn sẽ mất đi một phần hấp dẫn của mình.

Thế nhưng, thay vì học hỏi kinh nghiệm của họ, tháng 4 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM lại đề xuất chấm dứt mua bán trên vỉa hè. Đề xuất này đã khiến không ít người kiếm sống trên vỉa hè lo lắng. Và một số chuyên gia đã không đồng tình với đề xuất đó.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam, nhận xét: “Cấm mua bán kinh doanh trên vỉa hè là việc làm thiếu khoa học và chắc chắn sẽ có tác dụng ngược”. Theo ông, trước khi thông qua đề xuất trên cần phải thăm dò ý kiến người dân, xem xét đoạn đường nào có thể mua bán trên vỉa hè nhưng không gây ảnh hưởng đến giao thông thì nên duy trì, tạo điều kiện cho người dân mưu sinh.

Còn Giáo sư Annette Kim, thuộc khoa Nghiên cứu và Quy hoạch đô thị của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho rằng hàng rong ở TP.HCM không chỉ tạo công ăn việc làm cho khoảng 30% dân cư trong thành phố, mà còn là một điểm nhấn thu hút khách du lịch phương Tây.

Đất nước nào cũng cần có hàng rong. Đó không phải là “mối nguy” cần loại bỏ.

Ngọc Trân

Có thể bạn cũng quan tâm

Một số suy nghĩ về quản lý và sử dụng hè phố tạo thuận lợi hơn cho người đi bộ

Liệu hàng rong đường phố có mang lại sức sống cho kinh tế Trung Quốc

Cách các nước “dẹp loạn” vỉa hè để đòi lại không gian chung thế nào?

Dẹp vỉa hè và chuyển đổi số

Giành lại vỉa hè: Hà Nội đừng đánh trống bỏ dùi!

TỪ KHÓA:hàng rongvỉa hè
Bài trước Quy hoạch không gian biển và ven biển: nhu cầu của Việt Nam
Bài tiếp Thị trường địa ốc: Chọn căn hộ nhỏ
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Kỳ lạ “thành phố nổi” Venice trụ vững 1.600 năm nhờ cọc gỗ
Nhìn ra thế giới 25/05/2025
Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023
Phản biện 25/05/2025
Từ biểu tượng của thảm họa hạt nhân, Fukushima hướng tới tương lai xanh
Nhìn ra thế giới 24/05/2025
Alison Brooks: Nữ kiến trúc sư được trao nhiều giải thưởng nhất của Vương quốc Anh
Kiến trúc sư 24/05/2025
Bao giờ đô thị hết cảnh cứ mưa là ngập?
Góc nhìn 24/05/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị nhằm tạo động lực liên kết
Kinh tế / Pháp luật 23/05/2025
Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
Sự kiện 23/05/2025
Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
Tin trong nước 23/05/2025
KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

Annette M. Kim: Vị giáo sư người Mỹ say mê vỉa hè Sài Gòn

Ashui.com 28/07/2022
Góc nhìn

Dung nạp ẩm thực đường phố vào văn hóa đô thị

Ashui.com 20/11/2017
Góc nhìn

Để vỉa hè trật tự, bình yên lâu dài

Ashui.com 10/10/2017
Nhìn ra thế giới

Tầm nhìn hàng rong

Ashui.com 07/09/2017
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?