By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Đưa việc chống rác thải nhựa vào thực tế cuộc sống

Ashui.com 19/09/2019
7 phút đọc
SHARE

Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) cho biết ở Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 ki lô gam túi nylon/tháng. Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về lượng rác nhựa thải ra biển với 0,28-0,73 triệu tấn/năm (tương đương 6%).

Rác thải nhựa là “gánh nặng” cho môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững, thậm chí các chuyên gia môi trường còn lo ngại dẫn đến thảm họa gọi là “ô nhiễm trắng” [MONRE].


Cần “luật hóa” chống rác thải nhựa, cũng như vận động toàn dân về sử dụng đồ nhựa và túi nylon tự hủy. (Ảnh minh họa: TTXVN) 

Cần thiết ban hành một đạo luật

Có thể thấy thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và cả người dân đã có nhiều hành động hưởng ứng việc giảm rác thải nhựa, nhất là các sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, phong trào vẫn mang tính tự phát, riêng lẻ, rời rạc và chủ yếu dựa trên ý thức, tinh thần tự nguyện.

Để đạt mục tiêu đến năm 2020, khối lượng túi nylon khó phân hủy giảm 65% tại các siêu thị, trung tâm thương mại và giảm 50% tại các chợ dân sinh so với năm 2010 (điểm b, tiểu mục 2, mục II, Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do túi nylon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020), thiết nghĩ cần ban hành một đạo luật chống rác thải nhựa mà trong đó quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được quy định cụ thể. Bởi khi chống rác thải nhựa trở thành một nghĩa vụ được pháp luật quy định rõ ràng thì từng cá nhân, cơ quan, tổ chức buộc phải thực hiện nghiêm túc, nếu không muốn bị chế tài theo quy định, qua đó, tạo ra sự thống nhất trong hành động và trên phạm vi cả nước.

…nhưng không có nghĩa là cấm

Theo một thống kê của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc, hiện nay, trên thế giới có hơn 80 quốc gia đã ban hành lệnh cấm đối với sản phẩm nhựa dùng một lần [Tuổi Trẻ].

Tuy nhiên, với những đặc tính thế mạnh của vật liệu nhựa, theo tôi, nước ta không nên cấm hoàn toàn và ngay lập tức đối với sản phẩm nhựa ở thời điểm hiện nay, có chăng chỉ nên cấm sản phẩm nhựa dùng một lần. Hơn nữa, nếu cấm hoàn toàn và ngay lập tức, người dân sẽ phải chuyển sang dùng những sản phẩm làm từ vật liệu có nguồn gốc tự nhiên (như gỗ, cỏ, bột ngô…). Việc này có thể càng thúc đẩy khai thác rừng quá mức và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nguồn nguyên liệu một cách đột ngột cũng có nguy cơ gây hại gián tiếp đến môi trường.

Để tránh “lợi bất cập hại”, thay vì cấm, chúng ta nên áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (the polluter pays principle) vào chính sách lập pháp. Nhà nước thay mặt cộng đồng sử dụng biện pháp kinh tế tác động vào hành vi của các chủ thể theo hướng có lợi cho môi trường. Nói cách khác, nếu một chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với cộng đồng.

Cụ thể, đạo luật về chống rác thải nhựa nên buộc các quán ăn, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại… phải tính thêm một số tiền theo quy định đối với mỗi sản phẩm nhựa cung cấp cho khách hàng. Số tiền tính thêm có thể được quy định theo một trong hai hình thức: (1) ấn định một con số cố định; hoặc (2) dao động trong một khung nhất định và các cửa hàng được quyền lựa chọn con số cụ thể trong khung ấy, phù hợp với phân khúc khách hàng của họ. Để tăng hiệu quả và tránh tình trạng “lờn luật”, số tiền phải trả thêm này nên được quy định tăng dần theo từng giai đoạn và mở rộng dần phạm vị áp dụng sang các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống. Ví dụ quy định với mỗi túi đựng nhựa, khách hàng phải trả thêm 3.000 đồng. Nếu một khách hàng mua hàng hóa trị giá 300.000 đồng và cần hai túi đựng bằng nhựa thì phải trả tổng cộng 306.000 đồng (trường hợp này, số tiền trả cho túi đựng bằng nhựa tương đương 2% giá trị hàng hóa mua sắm).

Nhằm khuyến khích các nhà bán lẻ nghiêm túc tuân thủ quy định, hãy để cho họ được sử dụng một phần của khoản tiền tính thêm này vào các mục đích mà họ muốn, phần còn lại dùng để hỗ trợ các chương trình, dự án, các hoạt động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Nghĩa là, ngân sách nhà nước không nhận bất cứ đồng nào từ khoản tiền tính thêm thu được, giúp tránh sự hoài nghi việc tính thêm như một cách tăng thu ngân sách.

Từ nay đến thời điểm năm 2020 được đề cập ở Quyết định 582 còn chưa đến hai năm (nếu tính tới cuối năm 2020), việc sớm ban hành một văn bản để tạo khung pháp lý vững chắc cho hoạt động chống rác thải nhựa là cần thiết.

Võ Quốc An

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Ô nhiễm vi nhựa – gióng lời cảnh báo

Đàm phán hiệp ước chống ô nhiễm rác nhựa của Liên hợp quốc “sụp đổ”

8 nhóm khuyến nghị để Việt Nam đạt được thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa INC-5

Tín chỉ nhựa có phải là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm rác nhựa?

Các cường quốc dầu mỏ cản trở hiệp ước giải quyết ô nhiễm nhựa

TỪ KHÓA:rác thải nhựa
Bài trước Sai lầm trầm trọng khi nghĩ vật liệu nhựa kiến trúc không đẹp, kém bền
Bài tiếp Những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế văn phòng xanh
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin thế giới

169 nước nhất trí soạn dự thảo hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu

Ashui.com 05/06/2023
Năng lượng - Môi trường

Hơn 90% rác thải ven sông ở Việt Nam là rác thải nhựa

Ashui.com 26/07/2022
Tin trong nước

Đà Nẵng thực hiện mô hình chợ giảm thiểu rác thải nhựa

Ashui.com 21/07/2022
Tin thế giới

Indonesia lập bảo tàng bằng rác thải nhựa phía Đông đảo Java

Ashui.com 05/10/2021
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?