By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

KTS Ngô Viết Nam Sơn: “Tiền đâu để xây đô thị ngầm tại TP.HCM?”

Ashui.com 27/08/2021
12 phút đọc
SHARE

Việc xây dựng đô thị ngầm dưới lòng đất là sự tổng hợp của nhiều vấn đề về hạ tầng, môi trường, hiệu quả đầu tư… và điều quan trọng nhất là giải quyết bài toán tài chính.

Trao đổi với VnEconomy về vấn đề xây đô thị ngầm dưới lòng đất, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch Công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế Ngô Viết, cho rằng việc xử lý kỹ thuật, công nghệ để xây đô thị ngầm không khó, cái khó là vấn đề tài chính. Tiền đâu để xây?


KTS Ngô Viết Nam Sơn

Việc xây không gian ngầm dưới lòng đất dọc theo tuyến metro tại TP.HCM đang được khẩn trương thực hiện. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

KTS Ngô Viết Nam Sơn: – UBND TP.HCM và Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố đã tổ chức và phê duyệt kế hoạch tuyển chọn “Ý tưởng thiết kế đô thị và không gian ngầm khu vực nhà ga Bến Thành”.

Tuy nhiên, việc xây dựng đô thị ngầm dưới lòng đất không chỉ là thiết kế, mà còn là sự tổng hợp của nhiều vấn đề về hạ tầng, môi trường, hiệu quả đầu tư… và điều quan trọng nhất để dự án thành công là giải quyết bài toán tài chính. Tiền đâu để xây?

Có thể việc xây dựng tuyến metro lấy nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nhưng phần không gian ngầm dành cho thương mại chính quyền sẽ đưa ra các chủ trương, chính sách ưu đãi để mời gọi tư nhân tham gia xây dựng các công trình ngầm thương mại dọc tuyến metro.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, chính quyền thành phố Montreal (Canada) đã áp dụng rất thành công mô hình đối tác công – tư (PPP) trong xây dựng đô thị ngầm Reso, dự án này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia đem lại hiệu quả đầu tư rất tốt.

Xây dựng không gian ngầm dưới lòng đất nhưng Việt Nam chưa có kinh nghiệm. Vậy chúng ta cần xử lý các vấn đề liên quan như thế nào, thưa ông?

– Hiện Việt Nam chưa có kinh nghiệm về xây dựng công trình loại này, chúng ta nên học hỏi các quốc gia đã đi trước. Tôi đã có thời gian gần 10 năm sống tại thành phố Montreal (Canada), đây là thành phố nổi tiếng vì có đô thị ngầm Reso lớn nhất thế giới.

“Một trong những vấn đề cốt lõi của xây dựng không gian ngầm dọc tuyến metro, đó là phải kết nối đồng bộ với không gian ngầm của các toà cao ốc xung quanh”

Đô thị ngầm Reso được xây dựng để tránh khí hậu lạnh giá khắc nghiệt kéo dài tới 6 tháng tại Canada, cũng như giải quyết vấn đề đi lại dưới lòng đất thuận tiện hơn khi băng tuyết gây cản trở giao thông trên mặt đất vào mùa đông…

Về quy mô, đô thị ngầm Reso dài 32km, diện tích 12km2, phân chia thành 120 khu vực và có 60 lối ra vào, “bao trùm” toàn bộ không gian ngầm của những công trình trên mặt đất tại khu trung tâm thành phố Motreal.

Năm 2003, nhóm tư vấn của tôi có tham gia thiết kế mở rộng đô thị ngầm Reso, trong đó, mở rộng kết nối không gian ngầm từ khu trung tâm cao tầng tới phần ngầm của khu phố cổ thành phố Montreal… giúp người dân có thể đi bộ “xuyên lòng đất” từ khu trung tâm khu cao tầng tới khu phố cổ cách đó 5-7km.

Ngoài ra, các quốc gia có những không gian ngầm như: Singapore, Trung Quốc… TP.HCM có thể tham khảo, học hỏi cách thức tổ chức hệ thống, vận hành đô thị ngầm, để lựa chọn phương án tốt nhất cho mình.

Được biết, chi phí cho việc xây dựng đô thị dưới lòng đất cao hơn 10-20 lần so với xây dựng trên mặt đất. Đây cũng là e ngại đối với nhà đầu tư, thưa ông?

– Với kinh nghiệm đã tham gia vào dự án đô thị ngầm Reso, chi phí để xây dựng công trình ngầm không đến mức gấp 10-20 lần đối với xây dựng công trình trên mặt đất.

Khi xây công trình ngầm trong lòng đất có 02 loại chi phí. Thứ nhất, chi phí kỹ thuật, công nghệ xây dựng chỉ cao hơn 2-3 lần so với công trình xây trên mặt đất.

Thứ hai, chi phí vận hành, đây là chi phí rất lớn vì mọi thứ xây dựng ở công trình ngầm đều nhân tạo, không có điều kiện tự nhiên như trên mặt đất, do đó, để vận hành đòi hỏi nhiều quy trình, công đoạn hơn.

Có thể, ước tính chi phí xây dựng công trình ngầm gồm cả chi phí vận hành mới cho ra con số gấp 10-20 lần công trình trên mặt đất. Điều này càng cho thấy sự  hợp tác công – tư là cần thiết để cân đối được chi phí vận hành quá lớn. Khi đó, nguồn thu để bù đắp chi phí được lấy từ các hoạt động thương mại, dịch vụ của các dự án ngầm mà tư nhân đã đầu tư…


Phối cảnh khu mua sắm ngầm và nhà ga tuyến metro số 1 tại nhà ga trung tâm Bến Thành
(Nguồn: MAUR)

Với kinh nghiệm của ông về đô thị ngầm, việc kết nối không gian ngầm của metro với không gian ngầm của các toà cao ốc là bắt buộc?

– Đây là một trong những vấn đề cốt lõi của việc xây dựng không gian ngầm. Ngay cả cuộc thi “Ý tưởng thiết kế đô thị và không gian ngầm khu vực nhà ga Bến Thành”, các đơn vị tham gia đã không đưa vào đồ án giải pháp kết nối với các không gian ngầm của các toà nhà trong khu vực.

Tại TP.HCM, nhiều cao ốc có các tầng hầm ngầm đã hoàn thiện, như: Vincome Center Tower, Saigon Centre, Vincome Center Landmark 81… hoặc những cao ốc đang hoàn thiện trong khu vực quận 1, tất cả đều chưa có cửa mở (tuynel kỹ thuật) để kết nối với không gian ngầm xây dựng dưới lòng đất.

Theo kinh nghiệm của thành phố Motreal, thành phố này bắt buộc các toà cao ốc xây không gian ngầm dưới lòng đất phải có cửa mở kết nối với không gian ngầm chung của thành phố.

Do đó, sự thành công của đô thị ngầm Reso ngoài việc xây hàng loạt công trình ngầm, gồm: các trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học … đều được kết nối với tất cả không gian ngầm của các toà cao ốc trên mặt đất tại khu vực trung tâm thành phố Motreal. Điều này không chỉ tạo ra tiện ích trong di chuyển ở không gian ngầm dưới lòng đất, mà còn tạo sự liên kết đồng bộ đến các công trình, khu vực trên mặt đất.

Việc kết nối đồng bộ với không gian ngầm khu vực tuyến metro, TP.HCM nên có chính sách bắt buộc các toà cao ốc có không gian ngầm dưới lòng đất phải có tuynel kỹ thuật kết nối vào hệ thống ngầm chung của thành phố.

Vậy, TP.HCM nên xây đô thị ngầm dưới lòng đất hay chỉ nên tận dụng không gian ngầm của tuyến metro để phát triển không gian ngầm thương mại?

– TP.HCM cũng đã thấy được cơ hội của không gian ngầm dưới lòng đất, nhưng tới giờ vẫn chưa có một quy hoạch nào về không gian này khả thi. Để phát triển, thành phố phải có định hướng cụ thể và chính sách đi kèm.

Ngay như thành phố Montreal cũng xây dựng đô thị ngầm theo “vết dầu loang”. TP.HCM có thể thực hiện kinh nghiệm đó, bắt đầu từ không gian ngầm tại ga Bến Thành của tuyến metro số 1, nối qua các toà cao ốc xung quanh có không gian ngầm… Sau đó, nếu muốn mở rộng thêm không gian ngầm có thể thực hiện giai đoạn 2.

Theo tôi, TP.HCM chỉ cần xây không gian ngầm về thương mại dưới lòng đất theo tuyến metro, việc xây dựng hẳn một đô thị dưới lòng đất với nhiều công trình, chức năng khác nhau như đô thị ngầm Reso hiện chưa cần thiết. Vì điều kiện vị trí địa lý, khí hậu tại TP.HCM khác với Montreal.

Tại nhiều nước trên thế gới, việc xây dựng không gian ngầm vẫn làm nhưng chỉ làm ở những khu vực mang lại hiệu quả kinh tế, chứ không xây đô thị ngầm dưới lòng đất, bởi chi phí vận hành đô thị ngầm rất cao. Singapore cũng chỉ xây không gian ngầm thương mại dọc theo tuyến metro chứ không xây đô thị ngầm như Reso.

Cảm ơn ông!

Ban Mai thực hiện

(VnEconomy)

Có thể bạn cũng quan tâm

Khai thác không gian ngầm đô thị tại Việt Nam – Cần chuẩn bị một đội ngũ nhân lực tinh nhuệ

Đề xuất quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Thi tuyển ý tưởng thiết kế quy hoạch xây dựng không gian ngầm khu vực Quảng trường Quy Nhơn, TP Quy Nhơn

TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn: “Người làm vườn nào cũng có thể hạnh phúc”

Tư duy mét vuông và Đà Lạt trắng xóa bê tông

TỪ KHÓA:đô thị ngầm TPHCMkhông gian ngầm đô thịNgô Viết Nam Sơn
Bài trước ADB cho Việt Nam vay 58 triệu đô la để cải thiện hạ tầng
Bài tiếp Tái chế pin – áp lực dọn dẹp sau “cơn bão” xe điện
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Dự án Metro và tổ chức đô thị ở TPHCM

Ashui.com 23/06/2023
Nhìn ra thế giới

Sử dụng không gian ngầm đô thị tại Nhật Bản

Ashui.com 01/12/2022
Đối thoại

Góp ý đề thi không gian ngầm TP.HCM: Cần mở rộng dư địa tự do sáng tạo!

Ashui.com 08/05/2022
Tin trong nước

Hà Nội quy hoạch thêm 6 tuyến đường sắt đô thị ngầm dài hơn 86km

Ashui.com 12/04/2022
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?