Hiện nay rất nhiều khu đô thị hiện đại tại các quận Hà Nội đang thiếu trường học cả về chất lượng, lẫn số lượng. Trên địa bàn Thủ đô, khu đô thị có thể đáp ứng toàn diện môi trường giáo dục cho cư dân và khu vực là rất hiếm.
Theo quy định của Bộ Xây dựng đã ban hành, đối với trường học trong các khu đô thị, tiêu chuẩn bắt buộc đối với công trình dịch vụ đô thị, trong đó, chỉ tiêu tối thiểu trên 1.000 người đối với trường mẫu giáo là 50 chỗ, tiểu học là 65 chỗ, THCS 55 chỗ và THPT 44 chỗ.
Thế nhưng, qua các số liệu thống kê thì Hà Nội đang thiếu trường học trầm trọng cả về chất lượng lẫn số lượng do tỷ lệ dân số tăng quá cao. Cũng theo chủ trương của Thành phố: mô hình xã hội hóa giáo dục trong các khu đô thị mới phải được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, số lượng trường công lập tại các khu đô thị chỉ đếm trên đầu ngón tay, quá ít so với nhu cầu thực tế. Việc thiếu trường công lập trong các khu đô thị đã dẫn đến tình trạng học sinh ở nhiều nơi phải đi học trái tuyến, dễ nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, giao thông đô thị và gây bất tiện cho người dân.
Trường Mầm non Lê Quý Đôn tọa lạc trong Khu đô thị Dương Nội rộng gần 3.500m2 với 12 lớp tiêu chuẩn.
Với tính chất đặc thù như Hà Nội gồm các khu đô thị cũ đã có và khu đô thị mới có tốc độ đô thị hóa cao, dân số tăng mạnh, dẫn đến tình trạng quy hoạch về trường học dẫu có, song vẫn "vênh" với thực tế do áp lực dân số lớn. Đặc biệt, trường học công thiếu trầm trọng, đòi hỏi phải có những giải pháp cả trước mắt và lâu dài để khắc phục.
Là một trong nhiều doanh nghiệp có những cam kết lớn đối với Thủ đô, Tập đoàn Nam Cường đã được thành phố giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống 8 trường học liên cấp đạt chuẩn trong Khu đô thị mới Dương Nội, tọa lạc ngay trung tâm quận Hà Đông.
Hệ thống trường học liên cấp trong khu đô thị được bố trí theo các cấp học từ mẫu giáo - mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở và bậc phổ thông. Khi hoàn thành, hệ thống dự kiến có thể đáp ứng được chỗ học cho 1870 cháu trong độ tuổi mẫu giáo, 2670 học sinh tiểu học, 2403 học sinh trung học cơ sở và 1335 học sinh ở cấp học PTTH.
Năm 2016, trường THCS Lê Quý Đôn do Tập đoàn Nam Cường xây dựng đã được bàn giao và đi vào hoạt động từ tháng 5/2016 với diện tích 14.000m2 gồm 30 lớp.
Tháng 6/ 2017, trong khuôn khổ Hội nghị "Hà Nội 2017 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển", UBND Tp. Hà Nội đã trao Quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng 4 Trường học cho Tập đoàn.
Theo đó, chuỗi dự án xây dựng trường học trong Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội với 1 trường Mầm non; 2 trường Tiểu học và 1 trường liên cấp Tiểu học - Trung học cơ sở (THCS), tương ứng với 7 lớp Mầm non, 70 lớp Tiểu học, 15 lớp THCS sẽ đáp ứng nhu cầu học tập toàn diện của cư dân trong khu vực.
Trong tháng 9 năm nay, Tập đoàn Nam Cường chính thức phối hợp với trường Mầm non Lê Quý Đôn rộng gần 3.500m2 (12 lớp); Tiểu Học Lê Quý Đôn rộng gần 22.000m2 (30 lớp) tổ chức khánh thành trường mới hiện đại, đạt chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2017 - 2018.
Với sự đầu tư bài bản của Tập đoàn Nam Cường theo đúng cam kết, toàn bộ cư dân tại Khu đô thị Dương Nội: An Khang Villa, An Phú Shop-villa, Anland Complex, Nhà liền kề Đô Nghĩa chỉ cần di chuyển vài bước chân sẽ tới ngay Hệ thống trường liên cấp Lê Quý Đôn từ mầm non đến Trung học cơ sở và các ngôi trường mới trong tương lai gần.
Đặc biệt, trong năm 2018, Tập đoàn Nam Cường sẽ ra mắt Công viên Thiên văn học ngoài trời đầu tiên tại Đông Nam Á được kiến tạo ngay trong Khu đô thị Dương Nội. Đây sẽ là nơi ươm mầm khoa học, khơi dậy niềm yêu thích thiên văn học và là điểm vui chơi thú vị của người dân Thủ đô.
Với mong muốn góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như tạo nên những thế hệ công dân tinh tú trong tương lai, Tập đoàn Nam Cường hy vọng hệ thống trường học liên cấp chất lượng cao trong khu đô thị Dương Nội sẽ giải quyết được nhu cầu về trường lớp và môi trường giao dục thực sự chất lượng trên địa bàn quận Hà Đông.
Thanh Thảo
(VnEconomy)
- Câu chuyện đất ở và chung cư cũ
- Doanh nghiệp ngoại thâu tóm các dự án “đóng băng”
- Du lịch nghỉ dưỡng: thắng đậm nếu giàu bản sắc bản địa
- Có nên chấm dứt làm nhà ở xã hội?
- Tầm nhìn dài hạn cho bất động sản nghỉ dưỡng
- Bộ Xây dựng e ngại tính rủi ro của thị trường bất động sản
- Bất động sản Tp.HCM tiếp tục hút vốn mạnh
- Nỗi lo… officetel
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cuộc so găng quyết liệt tại Nha Trang, Đà Nẵng
- Hà Nội tìm lời giải cho cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ