Ashui.com

Thursday
Mar 28th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật HoREA: Bất cập cơ chế chọn chủ đầu tư xây lại chung cư cũ

HoREA: Bất cập cơ chế chọn chủ đầu tư xây lại chung cư cũ

Viết email In

Theo Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA), việc xây dựng lại chung cư cũ, chỉnh trang nhà trên và ven kênh rạch còn chậm là do bất cập ở cơ chế chọn chủ đầu tư và chỉ tiêu quy hoạch, phân cấp phê duyệt dự án nhà ở. 

Theo quy định hiện hành, muốn chọn chủ đầu tư xây lại chung cư cũ, trước hết chủ sở hữu nhà chung cư phải tiến hành chọn thông qua đại hội nhà chung cư. Nếu các chủ sở hữu nhà chung cư không lựa chọn được chủ đầu tư thì Nhà nước mới tham gia. Nhưng điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp chung cư thuộc diện phải phá dỡ, xây dựng lại. HoREA nhận định, thủ tục này mất rất nhiều thời gian, khó đạt được sự đồng thuận của các chủ sở hữu nhà chung cư, không đáp ứng được yêu cầu cấp bách để xử lý các chung cư bị hư hỏng nặng cũng như yêu cầu chỉnh trang đô thị.  

Bên cạnh đó, Nghị định 101 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tuy đã có nhiều cơ chế mới để thực hiện việc xây dựng lại nhà chung cư thì lại chưa được Thủ tướng Chính phủ phân cấp và chưa ủy quyền đầy đủ cho những đô thị đặc biệt như Hà Nội, TPHCM. 

Ngoài ra, quy định này cũng còn thiếu yếu tố về chỉ tiêu dân số để có thể tăng thêm số căn hộ giúp nhà đầu tư thu hồi vốn (với lợi nhuận định mức 10%).

HoREA nhận định, để đẩy mạnh việc xây dựng lại chung cư cũ, chỉnh trang nhà trên và ven kênh rạch, cần triển khai các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP), hoặc hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT).

Cụ thể, việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng lại các khu nhà chung cư cũ, hư hỏng, chỉnh trang nhà trên và ven kênh rạch được ủy quyền cho UBND TPHCM thay vì phải trình lên Thủ tướng Chính phủ như theo Luật đấu thầu 2013.

Đồng thời, HoREA đề nghị cho phép UBND TPHCM quyết định chỉ định thầu trong trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện hoặc chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện thu xếp vốn hay nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, HoREA cũng đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung "chỉ tiêu dân số" vào dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 101 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để đảm bảo tính khả thi.

Hiện, thành phố có khoảng 474 chung cư cũ cần được kiểm định, phần lớn được xây dựng từ giữa những năm 1960 cho đến nay. Trong đó, có đến 106 chung cư, nhà tập thể đã bị xuống cấp nặng, nhiều chung cư đang trong tình trạng nguy hiểm như chung cư 727 Trần Hưng Đạo (quận 5), chung cư Cô Giang, (quận 1), chung cư lô 4, lô 6 Thanh Đa (quận Bình Thạnh)… Bên cạnh đó, vẫn còn khoảng 22.000 căn nhà lụp xụp, trên và ven kênh rạch bị ô nhiễm nặng.

Theo kế hoạch, TPHCM sẽ tiến hành di dời, tháo dỡ khoảng 70 chung cư cũ với hơn 7.249 hộ dân đang sinh sống và sửa chữa 3 lô chung cư cũ với quy mô 10.000 m 2 sàn; đồng thời, sẽ khởi công xây dựng mới thay thế 61 lô chung cư cũ với khoảng 9.870 căn hộ. 

Ban Cao 
(TBKTSG)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2039 khách Trực tuyến

Quảng cáo