Ashui.com

Friday
Nov 22nd
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật ODA và sự phát triển của Việt Nam

ODA và sự phát triển của Việt Nam

Viết email In

15 năm kể từ Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp tại Paris diễn ra vào tháng 11.1993, đánh dấu mốc Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA, nguồn vốn này đã trở thành một phần không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhờ có sự hỗ trợ bởi các khoản vốn và những kinh nghiệm phát triển quý báu từ nguồn ODA, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam đã được cải thiện và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như xã hội, y tế, giáo dục, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo...

  • Ảnh minh họa bên : nguồn báo Tiền Phong

Cũng năm đó, sau khi nối lại quan hệ với các định chế tài chính quốc tế, đến nay đã có gần 50 nhà tài trợ đa phương và song phương cùng 350 tổ chức chính phủ với 1.500 chương trình, dự án dành cho Việt Nam. Đứng đầu trong các quốc gia và tổ chức trên là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á với số vốn cam kết chiếm 70 - 80% tổng nguồn vốn ODA hằng năm mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Kể từ đó đến nay, đã có tới 22 tỉ USD được giải ngân trong tổng số 42,5 tỉ USD vốn ODA cam kết. Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 15% năm 2007.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, khi điều kiện nguồn vốn của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển ngày càng giảm sút thì nguồn vốn cam kết ODA dành cho Việt Nam năm sau luôn cao hơn năm trước.

Nhìn lại 15 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA, bức tranh thu hút và sử dụng ODA không phải hoàn toàn là màu hồng. Nguyên nhân là do vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Trước tiên là do quy trình và thủ tục nội bộ của Việt Nam đối với việc quản lý và sử dụng ODA còn một số điểm gây trở ngại cho quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

  • Ảnh bên : Dự án đại lộ đông - tây TP.HCM và hầm Thủ Thiêm theo tiến độ sẽ hoàn thành vào quí 1-2010 với tổng mức đầu tư 9.800 tỉ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản - Nguồn: Tuổi Trẻ.

Các quy trình thủ tục quản lý ODA của Việt Nam và nhà tài trợ chưa hài hòa, gây chậm trễ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư và tăng chi phí giao dịch. Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á, Ayumi Konishi mới đây nhận định: "Để đảm bảo phát triển, thu hồi vốn và hoàn trả vốn, VN cần đảm bảo dự án không bị chậm. Nếu không, khi hết thời gian ân hạn, VN sẽ không thể hoàn vốn. Nếu giữ nhịp độ giải ngân hiện nay, VN có nguy cơ nợ nước ngoài lớn khi trở thành nước thu nhập trung bình”.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã khẳng định Việt Nam “luôn trân trọng từng đồng vốn ODA”. Trong khi đó Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc sau khi có được kết quả cam kết tài trợ ODA năm nay nói rằng ông “rất cảm động” với cam kết của các nhà tài trợ trong bối cảnh như hiện nay. Hy vọng Chính phủ sẽ biến điều đó thành hành động cụ thể quyết liệt thông qua việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đồng vốn quý  báu này.

[ FORUM ]

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 1518 khách Trực tuyến

Quảng cáo

  

  


Loading...