Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Giao quyền cho địa phương giúp dự án cao tốc được đẩy nhanh

Giao quyền cho địa phương giúp dự án cao tốc được đẩy nhanh

Viết email In

Nhiều tỉnh, thành ở phía Nam như TPHCM, Tiền Giang, Đồng Nai… được Chính phủ giao làm đầu mối thực hiện đầu tư các tuyến cao tốc hoặc cầu có quy mô lớn để kết nối liên vùng. Khi giao về địa phương tiến độ thực hiện thời gian qua cho thấy dự án "chạy" nhanh hơn.

Hiện nay, việc mời gọi đầu tư và quản lý các dự án đường cao tốc do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là cơ quan nhà nước đứng ra thực hiện. Tuy nhiên, nhiều dự án thực hiện rất chậm. Có những dự án đã nghiên cứu khả thi từ 10 năm trước đến nay vẫn chưa đầu tư được. Do việc đầu tư bị chậm nhiều năm, trong 2 năm qua, nhiều địa phương ở phía Nam như TPHCM, Đồng Nai, Tiền Giang… được Chính phủ giao làm đầu mối đứng ra mời gọi đầu tư.


Sơ đồ hướng tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài
(Ảnh: Lê Anh)

Mới đây nhất hôm 7/2/2020, Chính phủ đã có văn bản chấp thuận cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm đầu mối chuẩn bị các thủ tục đầu tư và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu. Đây là tuyến cao tốc kết nối giữa Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu với chiều dài gần 47 km. Tổng mức đầu tư dự kiến trong giai đoạn 1 là 9.300 tỉ đồng.

Dự án này được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nghiên cứu khả thi từ năm 2010 song gần một thập kỷ qua, trải qua rất nhiều cuộc họp giữa các ban, ngành địa phương, hiện tại, kết quả đạt được vẫn là con số 0. Việc chậm xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khiến quốc lộ 51 thường xuyên quá tải, hàng hóa vận chuyển xuống cảng Cái Mép - Thị Vải liên tục tắc nghẽn.

Một dự án cao tốc liên vùng rất quan trọng là tuyến TPHCM - Mộc Bài cũng được Chính phủ giao cho TPHCM làm đầu mối thực hiện đầu tư vào tháng 10-2019. Sau 15 ngày Chính phủ có quyết định đồng ý thì 2 địa phương là TPHCM và Tây Ninh đã ngay lập tức lên kế hoạch với các mốc tiến độ chi tiết và ký kết biên bản thống nhất thực hiện.

Theo kế hoạch năm 2025 sẽ hoàn thành đường cao tốc nối từ TPHCM đến của khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) dài 53,5 km với 4 làn xe. Dự án có tổng mức đầu tư 10.688 tỉ đồng, đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công - tư) loại hợp đồng BOT có sự hỗ trợ vốn từ ngân sách của nhà nước.

Trong năm 2019, Chính phủ cũng đồng ý giao tỉnh Đồng Nai làm đầu mối xây dựng dự án cầu Cát Lái nối giữa Đồng Nai với TPHCM với tổng chiều dài 3,7 km. Ngay sau khi được giao dự án này, tỉnh Đồng Nai đã bắt tay nghiên cứu phương án xây dựng hiệu quả nhất vì dự án cầu Cát Lái có tổng mức đầu tư 7.200 tỉ đồng. Theo kế hoạch dự kiến nếu không gặp các trở ngại dự án có thể khởi công trong năm 2020.

Đáng chú ý nhất trong số các dự án được giao cho địa phương phải kể đến đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Dự án này sau khi được Chính phủ đồng ý chuyển giao từ Bộ GTVT về tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư thì tiến độ dự án đã chuyển biến. Hiện nay, tất cả 24 gói thầu của dự án đều thi công cả ngày lẫn đêm để kịp hoàn thành tiến độ vào năm 2021.

Sau khi giao các dự án cao tốc về địa phương, có thể thấy tiến độ dự án được đẩy nhanh hơn vì địa phương nắm rõ và hoàn toàn có sự chủ động khi thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các dự án được Chính phủ giao cho địa phương thời gian qua là do các tỉnh chủ động đề xuất chứ chưa được Chính phủ chủ động giao về.

Lê Anh

(TBKTSG)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2271 khách Trực tuyến

Quảng cáo