Ashui.com

Monday
Jan 06th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi từ tháng 12

Lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi từ tháng 12

Viết email In

Trong tháng 11/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng nội dung lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đăng tải dự thảo luật để lấy ý kiến công khai.

Từ tháng 1 đến tháng 2/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến nhân dân về dự án luật này.


Những bất cập trong Luật Đất đai 2013 đang khiến các dự án nhà đất, đô thị gặp nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa: LV)

Kết thúc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được ghi nhận đã bổ sung nhiều điểm mới, trong đó có các nội dung công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất.

Đa số các đại biểu Quốc hội thống nhất bổ sung quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản gắn liền với đất và “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm” để thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW về “Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất”.

Tuy nhiên, các ý kiến tổng hợp cho rằng, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện để nhận chuyển nhượng và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất gắn với dự án đầu tư bất động sản; các quy định chưa thực sự hợp lý khi không cho phép doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án đầu tư thuê đất trả tiền hàng năm chuyển nhượng hoặc góp vốn dự án đầu tư.

Dự thảo Luật Đất đai về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất cũng cần xem xét  phạm vi HĐND cấp tỉnh chỉ được thông qua với một mức nhất định; nếu việc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đối với một phần nhỏ diện tích đất cũng phải thông qua HĐND, rất bất cập.

Bên cạnh đó, việc chưa có đủ dữ liệu thông tin của thị trường để định giá đất ở các địa phương, vùng miền cũng cần được nghiên cứu thêm trong dự án luật. Việc xác định tính toán giá đất phải do cơ quan chức năng có trách nhiệm tổng thể cả về chính trị, xã hội đứng ra thực hiện, đảm bảo sự đồng bộ của pháp luật đất đai với Luật Dân sự; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Kinh doanh bất động sản… và các văn bản luật khác; tránh tồn tại cơ chế 2 giá đất dẫn đến lợi ích nhóm và những hành vi tham nhũng, tiêu cực từ đất đai.

Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, trong tháng 11, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và đăng tải dự thảo luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023.

Từ tháng 1 đến tháng 2/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến nhân dân về dự án luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổng hợp, xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến đóng góp của toàn dân với dự thảo luật trình Chính phủ trước ngày 10/3/2023. Gửi thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trước ngày 1/4/2023; dự kiến tiếp tục được Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV vào tháng 5/2023 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Thái Huy

(KTSG Online)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 6660 khách Trực tuyến

Quảng cáo

  


Loading...