Kể từ thời điểm Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 có hiệu lực thi hành, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có đề xuất điều chỉnh mục tiêu dự án thuộc trường hợp phải điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Liên quan đến căn cứ để đề xuất điều chỉnh mục tiêu dự án nhà ở xã hội và yêu cầu về lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về nhà ở, Bộ Xây dựng cho biết, tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định: Các dự án nhà ở xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải thực hiện phê duyệt lại, trừ trường hợp chủ đầu tư đề nghị được điều chỉnh lại nội dung dự án.
(ảnh minh họa)
Đồng thời, tại điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở quy định: Đối với trường hợp quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 9 của Nghị định này thì nội dung văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, bao gồm: Tên dự án bằng tiếng Việt; Tên chủ đầu tư (nếu đã lựa chọn chủ đầu tư); Địa điểm, ranh giới, quy mô diện tích đất của dự án; Mục tiêu của dự án; Hình thức đầu tư…
Mặt khác, khoản 4 Điều 80 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định: Trường hợp dự án xây dựng nhà ở đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà thuộc diện phải điều chỉnh lại nội dung dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 182 của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư phải điều chỉnh lại nội dung dự án.
Trường hợp nội dung điều chỉnh phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư thì chủ đầu tư phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh lại quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định này trước khi phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án và triển khai thực hiện.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội có quy định: “Việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư”.
Đáng chú ý, tại khoản 7 Điều 5 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2023) có quy định:
“Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 30/2019/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2019, Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ
7. Bổ sung điểm m khoản 1 Điều 85 như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
m) Xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư xây dựng nhà ở đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu dự án được thực hiện khi xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan (nếu có). Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì phải báo cáo các cơ quan này để xem xét, điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan (nếu có)”.
Theo quy định của pháp luật về nhà ở: Tại thời điểm Nghị định số 100/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, đối với các dự án nhà ở xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải thực hiện phê duyệt lại, trừ trường hợp chủ đầu tư đề nghị được điều chỉnh lại nội dung dự án.
Kể từ ngày 01/4/2021 (thời điểm Nghị định số 49/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành), đối với việc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có đề xuất điều chỉnh mục tiêu dự án thuộc trường hợp phải điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Kể từ ngày 20/6/2023 (thời điểm Nghị định số 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư xây dựng nhà ở đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Việc xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu dự án được thực hiện khi xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan (nếu có).
Khôi Nguyên
(Báo Xây dựng)
- [Infographics] Một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc
- Hà Nội thu hồi 929 ha đất để triển khai dự án trong năm 2024
- Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc
- Nghệ An: Phê duyệt Quy hoạch phân khu Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao tại huyện Diễn Châu
- Tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản bằng thí điểm chính sách
- Đầu tư cảng biển cần gắn với năng lượng xanh, hạ tầng số
- Phát triển quỹ đất theo hướng lấn ra biển là lợi ích quốc gia
- 9 nhóm quy định mới, trọng tâm trong Luật Đất đai năm 2024
- Đề xuất thí điểm tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập
- Khánh thành Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định giai đoạn 1