Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Bất động sản nghỉ dưỡng Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiềm năng úp, tiềm năng mở

Bất động sản nghỉ dưỡng Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiềm năng úp, tiềm năng mở

Viết email In

Ngoại trừ thành công của một số các dự án bất động sản (BĐS) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2007, đến nay, nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng tại đây vẫn còn loay hoay triển khai.

Rục rịch thủ tục

Với lợi thế giáp biển, đồi, địa phận Long Hải - Hồ Tràm (thuộc hai huyện Long Điền và Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu), đã trở thành điểm ngắm của nhiều nhà phát triển BĐS nghỉ dưỡng trong lẫn nước ngoài.

  • Ảnh bên: Nhiều khu vực ở Hồ Tràm còn bỏ trống 

Tính từ năm 2007 đến nay, tại hai khu vực này đã có hơn chục dự án BĐS nghỉ dưỡng đến “đóng đô”, điển hình như dự án Biệt thự nghỉ dưỡng Sanctuary; cao ốc tổ hợp Oceanview Manor, Khu biệt thự suối nước nóng Bình Châu; Hồ Tràm Strip; Oceanami...

Thế nhưng, sau thành công của Sanctuary, mở bán giai đoạn 1 (tháng 11/2007), đến nay nhiều dự án vẫn còn trong tình trạng “án binh bất động”.

Theo báo cáo tổng kết hiệu quả đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 25 dự án du lịch, với tổng vốn đầu tư nước ngoài gần 12 tỷ USD, trong đó có 6 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh.

Riêng, khu vực Hồ Tràm - Long Hải (huyện Xuyên Mộc và Long Điền) đã chiếm gần 50% số dự án. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh đã thu hút nhiều dự án du lịch quy mô lớn như Khu du lịch Hồ Tràm - ASEAN Coast (4,2 tỷ USD), Saigon Atlantic (4,1 tỷ USD), và nhiều dự án du lịch khác có quy mô vốn khoảng vài trăm triệu USD.

Qua đó, dự kiến sẽ hình thành những trung tâm du lịch đồng bộ trên địa bàn tỉnh, với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng và hấp dẫn.

Tuy nhiên, trên thực tế, các dự án du lịch với quy mô lớn trên địa bàn, chủ yếu mới ở giai đoạn chuẩn bị các thủ tục xây dựng trong những năm 2008 -2010. Trong đó, Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc là điển hình dễ nhận thấy nhất.

Dự án lớn là chưa đủ

Đến Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc vào những ngày đầu tháng 12/2011 mới thấy hết bức tranh tổng thể của các dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng nơi đây. Ngay từ quốc lộ 51 rẽ vào đường ven biển tỉnh lộ 44A, hướng cổng chào địa phận huyện Long Điền, có rất nhiều biển quảng cáo về các dự án biệt thự, resort sắp và đang triển khai.

Chạy dọc gần khu Hồ Tràm Strip, nhiều dự án vẫn còn đang trong tình trạng chung là bao bọc bởi cọc tường vây giữa gió và cát. Điển hình là trường hợp Bến Thành Land, sau khi dự án Tropicana Beach Resort (Long Hải) đi vào hoạt động từ năm 2008, thì sau gần 3 năm, dự án thứ hai là Bến Thành Hồ Tràm với vốn đầu tư 30 triệu USD mới được chính thức động thổ vào cuối tháng 11/2011 tại xã Phước Thuận.



Dự án nhỏ và vừa chưa đủ tạo sôi động, trong khi các dự án lớn vẫn trầy trật triển khai. Điều này dường như trở nên mâu thuẫn với định hướng điều chỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ du lịch, nhưng chỉ chọn những dự án có vai trò làm hạt nhân để thu hút đầu tư trong nước vào ngành du lịch.

Tuy nhiên, tình hình khó khăn hiện tại không đủ “làm ấm” nhiệt huyết của nhiều chủ đầu tư. Liệu rằng, chủ đầu tư có đảm bảo được tiến độ dự án? Trong vai trò dự án điểm, ông Lloyd C. Nathan, Giám đốc Điều hành ACDL, dự án Hồ Tràm Strip khẳng định: “Chúng tôi đến đây không phải “cưỡi ngựa xem hoa”, mà mục đích sẽ làm thay đổi diện mạo cho ngành công nghiệp nghỉ dưỡng tại khu vực Hồ Tràm nói riêng và Việt Nam nói chung. Minh chứng rõ nhất, là giai đoạn khó khăn nhất (năm 2008 - 2009), chúng tôi vẫn không rút lui. Theo đó, chúng tôi cam kết tiến độ dự án (trong vòng 10 năm tới) sẽ không thay đổi”.

Phát biểu “cứng cỏi” của ACDL là tin vui cho sự phát triển nền công nghiệp nghỉ dưỡng của Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, ngay cả một dự án có các nhà đầu tư quốc tế “chống lưng” như vậy mà cũng phải duy trì ì ạch 4 - 5 năm trời, đã chứng tỏ rõ khó khăn của các dự án đầu tư lớn khác nơi đây.

Như vậy, nếu không có sự tính toán đồng bộ, cứ để cho các dự án nhỏ không được chú trọng phát huy ưu thế, e rằng ngành công nghiệp du lịch nghỉ dưỡng của Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ khó đuổi kịp các nơi khác. Và tình trạng phát triển “cầm chừng” là điều tất nhiên.

Hậu quả trước mắt là trong tháng 11 vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành văn bản thu hồi chủ trương đầu tư 4 dự án du lịch trên địa bàn, chủ yếu do các nhà đầu tư chậm triển khai các bước tiếp theo, không đủ năng lực.

Bốn dự án du lịch bị thu hồi đều nằm ở địa bàn huyện Xuyên Mộc, gồm khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phú Mỹ Land SJC (xã Phước Thuận), khu du lịch sinh thái sân golf Hồng Nhung (xã Bưng Riềng), khu du lịch Apec Việt Nam (xã Bình Châu), dự án khu điều dưỡng Vietsovpetro (xã Bình Châu).

Phan Lê

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 1846 khách Trực tuyến

Quảng cáo