Ashui.com

Wednesday
Jul 17th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Đô thị mới Thủ Thiêm phải thân thiện với môi trường

Đô thị mới Thủ Thiêm phải thân thiện với môi trường

Viết email In

Ngày 10/2, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ đầu tư đô thị mới Thủ Thiêm và triển khai xây dựng khu dân cư phía Nam của Thủ Thiêm.

Theo Ban quản lý đô thị mới Thủ Thiêm, công tác giải phóng mặt bằng đã đạt 98,41% và hiện ban quản lý cùng các sở ngành liên quan đang nỗ lực chăm lo công tác tái định cư, cuối tháng 6 hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng. Về khu dân cư phía Nam của Thủ Thiêm, ban quản lý đã cùng Sở Tài chính, Sở KH-ĐT… nghiên cứu đưa ra giá khởi điểm chuẩn bị công tác đấu thầu chọn nhà đầu tư. Khu dân cư có diện tích 28ha, đã được giải phóng mặt bằng, cao tối đa 7 tầng và nhà biệt thự là chủ yếu, không có nhà phố liên kế, phục vụ cho khoảng 7.000 người dân cư trú.

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Lê Hoàng Quân yêu cầu đô thị mới Thủ Thiêm phải xây dựng đúng tiêu chuẩn đô thị hiện đại, chọn lựa vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Đặc biệt, việc xây dựng trường học và các cơ sở hạ tầng xã hội khác phải được tính toán trên cơ sở phục vụ tốt dân cư và không ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông.  


Phối cảnh quảng trường trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm 


Vị trí quảng trường trong tổng thể quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm

Công ty Defrain Souquet Deso Associes – Pháp (DeSo) được Ban Quản lý Khu đô thị Thủ Thiêm ký Hợp đồng tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Quảng trường trung tâm, công viên bờ sông.

Theo đơn vị tư vấn, quảng trường phải là nơi tiếp nhận những không gian hiện đại, mang tính biểu tượng cao và thể hiện quyết tâm của chính quyền trong việc bảo lưu, bảo vệ chất lượng môi trường ngay trong lòng trung tâm thành phố. Quảng trường nằm đối diện trung tâm lịch sử, đây là điều cực kỳ hiếm có trên thế giới. 

Diện tích toàn quảng trường và công viên là 30 ha với vốn đầu tư theo tính toán sơ bộ là gần 2.000 tỷ đồng.

Ý tưởng ban đầu vẫn được giữ nguyên: nước và gió kết hợp với nền đất xốp và ẩm. Quan hệ giữa đô thị và thiên nhiên luôn hiện diện trong mọi vật thể hay đúng hơn là trong giao diện giữa các vật thể. Kiến trúc và không gian mở, luôn hòa quyện với nhau trong khuôn khổ một dự án cộng đồng.

Toàn bộ quảng trường và công viên dọc bờ sông vẫn là một nền đất nung gợi nhớ hình ảnh sân và bệ tháp của dân tộc Chăm. Bóng mát và nước luôn đồng hành, tạo cho trung tâm mới Thủ Thiêm một không khí yên tĩnh và thoáng đạt, đồng thời có chức năng hấp thu nước của sông Sài Gòn ngày càng thường xuyên dâng cao. 

Các phân khu trong bản đồ quy hoạch:

- 1, 2, 3: Đài vọng cảnh Tây, Bắc, Đông.

- Khu A: Đây là một không gian rộng thoáng dành cho các cuộc diễu binh và các sự kiện văn hóa lớn.

- Khu B: Tại không gian này có thể lắp đặt các khán đài trang trọng trong các cuộc diễu binh.

- Khu B’: Đây sẽ là nơi đặt vườn tưởng niệm, yên tĩnh, đối diện với nhà hát.

- Khu C và D: Những khu này nằm ở tâm của quảng trường, cách nhau bởi đại lộ Vầng Trăng. Đây là những không gian đa chức năng hướng về phía những bể chứa nước.

- Khu C’ và D’: Khu vực nằm ở giữa và ở phía Nam này là hai quảng trường nhỏ được đặt đối xứng ở hai bên đại lộ Vầng Trăng. Các không gian này được trồng nhiều cây cao, là nơi để gặp gỡ.

- Khu E: Khu này hướng về phía hồ trung tâm, đây là một khu sôi động, rộng hơn những khu khác. Đây là một không gian dành cho các bạn trẻ.

- Khu F: Khu này có tầm nhìn mở ra hồ. Chúng tôi dự tính xây dựng một chợ nổi quy mô nhỏ phục vụ khách du lịch. Nền đài là nơi  tổ chức các cuộc triển lãm nhỏ, các buổi biểu diễn văn nghệ truyền thống. Một rừng cột quạt gió cung cấp điện năng cần thiết để bơm nước cũng được đặt ở khu này, vì đây là nơi rất thuận tiện để hứng gió mạnh.

- Khu G: Liền mạch với quy hoạch tổng thể của toàn bờ hồ. Một hồ nước với sức chứa lớn có thể nhận nước tháo ra từ các bể nước trên quảng trường để bảo dưỡng. Ở đây cũng được dự trù xây dựng một công viên nước (bể tạo sóng) cho trẻ em.

- Công viên Vầng Trăng, công viên bờ sông Sài Gòn: Đây là một không gian lớn có thể ngập nước có cao trình từ 1,5 đến 2,0 mét với nhiều cây cối tự nhiên và đa dạng.

Đây sẽ là công viên bách thảo tương lai của TP, có thể được chia thành nhiều đoạn với các dải thực vật khác nhau. Từ phía sông, một rừng sú vẹt tô đậm thêm các thảm thực vật ven bờ bán đảo. Rừng sú vẹt sẽ giữ chặt đất một cách tự nhiên tại khúc quanh của sông.

Nhìn từ trung tâm lịch sử, bờ sông với thảm thực vật phong phú sẽ làm người dân Sài Gòn nhớ đến lịch sử và thiên nhiên nơi con sông uốn khúc này. Những đường đi dạo dạng cầu tàu đưa người đến tận sát bờ sông. 

(Theo Dân Trí

 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2411 khách Trực tuyến

Quảng cáo