Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tin tức Sự kiện Cà phê Kiến trúc: "Các mô hình sống bền vững ở Phần Lan-New Zealand-Việt Nam: Đâu là giới hạn?"

Cà phê Kiến trúc: "Các mô hình sống bền vững ở Phần Lan-New Zealand-Việt Nam: Đâu là giới hạn?"

Viết email In

Các đô thị trên trên thế giới và ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và ngày càng mở rộng diện tích của chúng ra các vùng lân cận. Nhưng sự phát triển của các đô thị luôn bị lệ thuộc rất nhiều vào các nguồn tài nguyên ở bên ngoài chúng. Thậm chí ở nhiều nước phát triển lại đang lệ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên từ các nước chậm phát triển. Vậy đâu là giới hạn của sự phát triển? 

Phát triển bền vững” là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong những năm gần đây, ở mọi lĩnh vực, hoạt động, đặc biệt là trong các chính sách phát triển. Đôi khi người ta cảm thấy nhàm chán và hồ nghi khi nhắc đến hai từ “bền vững”. Liệu chúng ta có thể định lượng hay nói cách khác là “cân đo đong đếm” được cái gọi là “quá trình phát triển bền vững" này? 

Trong chương trình Cà phê Gặp gỡ & Đối thoại thuộc chuỗi Cà phê thứ Bảy lúc 14h30 thứ Bảy (17/10/2015) tại 3A Ngô Quyền-Hà Nội, với sự chủ trì của TS Đăng Hoàng Giang, các bạn sẽ "cà phê" với TS.KTS Trần Thục Hân về chủ đề này.

Diễn giả sẽ giới thiệu về khái niệm và công cụ đánh giá bền vững Ecological Footprint, một công cụ liên ngành giúp các nhà hoạch định chính sách hay quy hoạch, thậm chí từng cá nhân có thể tự đánh giá tác động của lối sống hay các mô hình phát triển lên môi trường. 

Ecological footprint chỉ ra rằng chúng ta cần đến hơn 5 quả đất để hưởng thụ lối sống của người Mỹ, khoảng 3 quả đất để sống như ai đó ở Đức và Pháp. Nhưng chúng ta chỉ có duy nhất một trái đất với dân số hiện tại khoảng 7,3 tỷ người, và con số này sẽ là hơn 9 tỷ người năm 2050, với nhu cầu ngày càng gia tăng về tiêu thụ. Ecological footprint sẽ giúp mỗi cá nhân có thể hình dung ra tác động của lối sống đến môi trường để đưa ra những lựa chọn thông minh cho các hoạt động của mình “bền vững” hơn. Và các nhà hoạch định có thể đưa ra các kịch bản phát triển khác nhau trong tương lai, lựa chọn kịch bản nào là phù hợp trong sự hữu hạn của tài nguyên toàn cầu hay trong khuôn khổ của một vùng lãnh thổ. 

Chúng ta sẽ không thể tránh khỏi kịch bản về sự cạn kiệt về dầu mỏ và các nguồn năng lượng không tái tạo đang âm thầm diễn ra. Trong tương lai không còn lệ thuộc vào dầu mỏ, chúng ta sẽ đi lại như thế nào, chúng ta thể có sống trong những ngôi nhà thông minh có mái lắp tấm pin năng lượng mặt trời , chúng ta sẽ ăn bằng gì...? Những câu hỏi này sẽ được trình bày qua câu chuyện về ecological footprint ở ba mô hình sống vô cùng khác biệt là Việt Nam, Phần Lan và New Zealand. 

VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ

TS.KTS Trần Thục Hân 

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kiến trúc tại Hà Nội (2005 ); tốt nghiệp thạc sĩ tại New Zealand (2006-2008) về thiết kế bền vững cho nghiên cứu về dạng đô thị nén; hoàn thành luận án tiến sĩ về phát triển đô thị bền vững, ecological footprint (dấu chân sinh thái), và lối sống của con người tác động đến môi trường cũng tại New Zealand đầu năm 2014. 

Trong gần mười năm làm nghiên cứu về bền vững, cô đã có may mắn được làm việc với hai người thầy là G.S Brenda Vale và Robert Vale( Anh quốc), thuộc số những người tiên phong trên thế giới trong lĩnh vực thiết kế bền vững từ những năm 1970. Cùng với nhóm nghiên cứu của GS Vales về thiết kế bền vững (chú trọngvào lối sống bền vững), tác giả đã nghiên cứu và so sánh những mô hình sống(bền vững) trong đô thị ở ba nước rất khác nhau về địa lý, kinh tế, xã hội và văn hoá: Việt Nam, New Zealand và Phần Lan.

Hiện cô làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu THULE của Phần Lan về các vấn đề liên ngành, liên quan đến năng lượng, tài nguyên và lối sống bền vững ở vùng Bắc Cực. Nghiên cứu riêng của cô tập trung vào cácvấn đề bất bình đẳng trong sử dụng tài nguyên và năng lượng ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của con người (về mặt xã hội) ở Phần Lan. Năm nay cô về Việt Nam giảng dạy về bền vững và quy hoạch tại ĐH Quốc Gia HN.

Là tác giả của một số bài báo khoa học quôc tế về các vấn đề triển đô thị bền vững, đo lường bền vững, ecological footprint, lối sống bền vững… và sự phát triển bất bình đẳng.

Tham gia nhóm tác giả cuốn “Living within Fair Share Ecological Footprint” - nhà xuất bản Routledge ( London) năm 2013, viết chung với Brenda Vale và Robert Vale cùng William Rees (ông là tác giả- cha đẻ) của khái niệm ecological footprint. 

(CapheKientruc.com) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Lời bình  

 
0 # nguyễn vĩnh hải 26/10/2015 17:39
Bạn Hân thân mến, mình làm quy hoạch và rất tâm huyết về đo thị, bạn giúp minh một số tài liệu về :
- về thiết kế bền vững cho nghiên cứu về dạng đô thị nén;
- phát triển đô thị bền vững
Minh cám ơn bạn rất nhiều
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo