Nội dung:
Tại sao các khu đô thị mới thường thất bại về mặt tài chính? / trình bày: GS. Richard Peiser
GS. Peiser sẽ trình bày kết quả phân tích của ông về hiệu quả kinh tế của 11 khu đô thị mới trên thế giới. Tựu chung lại, các khu đô thị cho thấy một bức tranh ảm đạm về hiệu quả tài chính. Đa số phá sản hoặc thất bại trong việc mang lại lợi nhuận tài chính có tính cạnh tranh. Bài trình bày sẽ chỉ ra một số nguyên nhân thất bại và bài học rút ra từ những khu đô thị được khảo sát.
Sự hình thành các siêu đô thị ở châu Á: Câu chuyện về năm thành phố / trình bày: TS. Huỳnh Thế Du
TS. Huỳnh Thế Du sẽ trình bày về sự phát triển của các thành phố châu Á (TPHCM, Jakarta, Manila, Seoul, và Thượng Hải) từ năm 1960 đến 2015. Trong đó, Seoul và Thượng Hải được xem là những trường hợp thành công và những thành phố còn lại là còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Bài trình bày sẽ đưa ra giới thiệu tổng quan và những nhận xét về phát triển khu đô thị mới và khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong việc xây dựng đô thị.
Tương lai đô thị Hà Nội: Các cơ hội bị bỏ lỡ và các hy vọng / trình bày: TS. Hoàng Hữu Phê
Những ý tưởng nào có thể giúp Hà Nội phát triển thành một đô thị có chất lượng sống tốt đồng thời có sức cạnh tranh cao về mặt kinh tế? Không phải ý tưởng nào cũng may mắn sớm được nhìn nhận như các yếu tố thúc đẩy vị thế xã hội của thành phố thủ đô, để được đưa vào thực hiên với quyết tâm mạnh mẽ và phương pháp bài bản, tại thời điểm chúng có khả năng cao nhất mang lợi cho thành phố trước khi bị bỏ phí. Một vài hy vọng có thể mở ra những hướng mới để thảo luận và hành động, nhằm đến việc biến Hà Nội trở thành một thành phố của kiến thức và tiện nghi.
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:
Thời gian: 09:00 - 11:00, Chủ nhật 11/03/2018
Địa điểm: AGOhub - 12 Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
(livestream trên fanpage: https://www.facebook.com/ashuicom)
DIỄN GIẢ:
GS. Richard Peiser
Harvard University - Graduate School of Design
TS. Huỳnh Thế Du
Fulbright University Vietnam
TS. Hoàng Hữu Phê
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vinaconex R&D
TIỂU SỬ TÓM TẮT:
GS. Richard Peiser
Peiser là giáo sư về Bất động sản tại trường Thiết kế của Đại học Harvard từ năm 1998. Ông cũng là Giám đốc của chương trình Sáng kiến Nghiên cứu về Bất động sản thành lập năm 2003. Trước đó ông là phó giáo sư về Quy hoạch và phát triển đô thị tại trường Đại học Nam California (1986-1998) và Giám đốc Đào tạo của chương trình Thạc sỹ Phát triển và kinh doanh bất động sản mà ông thành lập năm 1986. Các khoá ông dạy tại Harvard gồm: Phát triển, kinh doanh và tài chính bất động sản; Nghiên cứu thực địa về bất động sản; Thiết kế đô thị và quy hoạch; và khoá học Nâng cao về Phát triển, kinh doanh và tài chính bất động sản. Ông cũng dạy các môn học đồ án tại xưởng: Các lựa chọn kiểu mẫu đô thị: Xem xét thành phố Pomona/Los Angeles, Newry, Bắc Ireland; Lịch sử tái thiết đô thị; Các lựa chọn tương lai cho Tây Hồ, Hàng Châu, Trung Quốc; và các khoá thực địa tại bang Texas, California, New Hampshire, Idaho (Hoa Kỳ) và thành phố Thượng Hải. GS. Peiser phụ trách chỉ đạo các khoá đào tạo nâng cao cho cán bộ điều hành cấp cao về bất động sản, đáng chú ý có Chương trình Nâng cao năng lực Quản lý về Bất động sản kéo dài 6 tuần.
Các nghiên cứu sơ cấp của GS. Peiser tập trung vào việc tìm hiểu phản ứng của các nhà đầu tư bất động sản với thị trường và môi trường thể chế, đặc biệt trong lĩnh vực tái phát triển đô thị, nhà ở giá cả phải chăng, và sự phát triển tràn lan của ngoại ô. Các nghiên cứu hiện nay của ông tập trung vào vấn đề nợ xấu, tái phát triển ngoại ô, và khu đô thị mới. Là một nhà quy hoạch, nhà đầu tư, cũng như chuyên gia trong lĩnh vực tài chính bất động sản, ông còn có mối quan tâm đối với các vấn đề thiết kế và quy hoạch không gian. Ông là Uỷ viên của Viện nghiên cứu Đất đai đô thị và đã có nhiều xuất bản với các nghiên cứu tập trung về chính sách. Tại Harvard, bên cạnh việc dạy các khoá học cơ bản về tài chính đầu tư, ông cũng thành lập các khoá đào tạo nâng cao cho cán bộ, chuyên gia. GS. Peiser có bằng cử nhân tại Đại học Yale, thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Harvard, và tiến sỹ tại Cambridge.
TS Huỳnh Thế Du
Huỳnh Thế Du là giảng viên và Giám đốc chương trình Thạc sỹ Chính sách công tại Đại học Fulbright. Lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu của ông gồm: kinh tế khu vực công, kinh tế đô thị, phát triển hạ tầng, tài chính và ngân hàng. Ông làm việc cho BIDV từ 1996 đến 2005, sau đó tham gia vào các đối thoại chính sách tại Việt Nam và tư vấn cho các cơ quan nhà nước cũng như tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp tư nhân. Các công trình nghiên cứu của ông đã được đăng trên các tạp chí quốc tế. Ông học về xây dựng, kinh tế và quản lý tại bậc cử nhân và thạc sỹ. Ông có bằng Thạc sỹ chính sách công tại Harvard năm 2010 và Tiến sỹ (với chuyên sâu về chính sách công và kinh tế đô thị) tại Harvard năm 2013.
TS Hoàng Hữu Phê
Hoàng Hữu Phê là kiến trúc sư và nhà quy hoạch, được đào tạo tại Trường Đại học xây dựng Kiev, Học viện Công nghệ Châu Á và Khoa Kiến Trúc – Quy hoạch (Bartlett School), Đại học Tổng hợp London (UCL). Ông có bằng tiến sĩ Quy hoạch đô thị do Đại học London (University of London) cấp, và đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về hình thái đô thị, tôn tạo đô thị, bất động sản và chính sách nhà ở tại Việt Nam. Ông được Ban biên tập tạp chí quốc tế uy tín Urban Studies tặng Giải thưởng Kỷ niệm Donald Robertson cho bài báo xuất sắc nhất năm 2000, viết cùng Giáo sư Patrick Wakeley, UCL. Hoàng Hữu Phê hiện là Chủ tịch HĐQT công ty Vinaconex R&D.
- Triển lãm nghệ thuật cảnh quan “Mây Pha Lê” - La Pán Tẩn 2018
- Hội thảo "60 năm Ngành Xây dựng với sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam"
- Hội thảo "Phát triển Đô thị thông minh tại Việt Nam hướng đến Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững"
- Hội thảo cuối kỳ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật quy hoạch Đô thị Xanh Việt Nam
- Hội thảo “Giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm nâng cao chất lượng không khí trong tòa nhà”
- "Đô thị và Ký ức" - Triển lãm cá nhân của họa sỹ Nguyễn Thế Sơn
- Chúc mừng năm mới 2018!
- Giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng trong công nghiệp 2017
- Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2050
- Hội thảo ra mắt chính thức Hội Mô phỏng Hiệu năng Công trình Xây dựng Việt Nam (IBPSA-Vietnam)