Sau một năm bị hoãn do đại dịch COVID-19, Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước khung về Đa dạng sinh học (COP 15) chính thức khai mạc ngày 11/10 tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc.
Diễn ra trong bối cảnh thế giới có nguy cơ thất bại trong thực hiện các mục tiêu về đa dạng sinh học, Liên Hợp Quốc hy vọng hội nghị sẽ chứng kiến những cam kết rõ ràng và mạnh mẽ hơn nhằm đảo ngược xu hướng này.
Cuộc họp diễn ra theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, với sự tham dự của đại diện 196 quốc gia tham gia Công ước khung về đa dạng sinh học. Đây là bước chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4 năm sau nhằm đạt được một thỏa thuận về hành động bảo vệ hệ sinh thái đến năm 2030, thảo luận kế hoạch bảo vệ đất và đại dương cũng như mục tiêu ngăn chặn rác thải nhựa.
COP 15 diễn ra trong bối cảnh các nước trên thế giới đang nỗ lực giải quyết tình trạng ô nhiễm và ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài động, thực vật. Một báo cáo công bố năm 2019 của Ủy ban khoa học và chính trị liên chính phủ về đa dạng sinh học cho thấy, suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra với tốc độ chưa từng có, đe dọa đến tiến trình thực hiện phát triển bền vững. Một triệu loài động vật và thực vật trong tổng số 8 triệu loài trên Trái Đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này không chỉ do quá trình biến mất tự nhiên, mà còn từ chính hành vi của con người như khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, sử dụng thuốc trừ sâu hay các sản phẩm nhựa gây hại cho môi trường.
(Ảnh: China Daily)
Theo Phó trưởng Ban thư ký Công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học David Cooper, đại dịch Covid-19 đã một lần nữa cho thấy bảo vệ sinh thái là một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu, song lại không được quan tâm đúng mức trong các kế hoạch phục hồi quốc gia.
"Các nước cần cho thấy tham vọng lớn hơn và đưa ra định hướng chính trị rõ ràng hơn nhằm đạt được một khuôn khổ hiệu quả và mạnh mẽ. Tuyên bố Côn Minh có thể không đưa ra các mục tiêu cụ thể, song nó sẽ mang lại cảm giác rõ ràng về phương hướng và ý thức rõ ràng về mức độ tham vọng cần thiết.”
Đến nay, 195 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng khí hậu, trong khi Mỹ - nước gây ô nhiễm nhất nhất thế giới - lại không tham gia. Theo Liên Hợp Quốc, đại dịch COVID-19 chính là lời nhắc nhở rõ ràng về mối liên hệ không thể tách rời giữa con người và thiên nhiên./.
Thu Hoài biên dịch
(VOV1 /Theo Reuters)
- [VEEBW 2021] Tọa đàm “Kiến trúc bền vững - Vì một tương lai không carbon”
- Hội nghị thượng đỉnh Xây dựng Đông Nam Á 2021
- Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TPHCM (SACA)
- Tọa đàm “Di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội - Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về di sản công nghiệp"
- Tuần lễ Công trình Hiệu quả Năng lượng Việt Nam - VEEBW 2021
- Triển lãm trực tuyến “Hồ Gươm, giao lộ Đông - Tây”
- Ngày Kiến trúc Thế giới 2021: "Môi trường trong sạch cho một thế giới lành mạnh"
- Tọa đàm Kiến trúc Việt Nam – Nhật Bản: “Những thách thức địa phương”
- Tọa đàm về Kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu rác thải nhựa hướng tới "Hội An – Điểm đến xanh" và phục hồi sau Covid-19
- Tọa đàm "Đánh thức tiềm năng văn hóa Việt"