Ngày Đô thị Việt Nam (8/11) - ngày kỷ niệm không chỉ dành riêng cho những người tham gia trực tiếp công tác quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đô thị mà là của chính những người dân sống tại các đô thị Việt Nam.
Ý nghĩa của Ngày Đô thị Việt Nam (Vietnam Urban Day) nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các đô thị, các nhà Quy hoạch, Kiến trúc, Xây dựng, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các nhà khoa học, các chuyên gia và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp tích cực tham gia vào công tác xây dựng và phát triển đô thị với tâm huyết cũng như tinh thần trách nhiệm lớn nhất cho sự phát triển bền vững của Đô thị Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau.
Hiện nay ở Việt Nam đã có tới 752 đô thị lớn nhỏ, trong đó có 2 đô thị đặc biệt và 10 đô thị loại I. Ngày Đô thị Việt Nam cũng là dịp biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân và các đơn vị đô thị có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác quy hoạch đô thị, sáng tác kiến trúc, xây dựng và quản lý đô thị, đóng góp cho sự phát triển đô thị bền vững ở nước ta. Đây cũng là một mục tiêu chính để Ngày Đô thị Việt Nam – ngày 8/11 hàng năm trở thành ngày hội của mọi người dân của các đô thị Việt Nam.
Cách đây tròn hai năm, ngày 20/10/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1519/QĐ-TTg về việc công nhận ngày 8/11 hàng năm là Ngày Đô thị Việt Nam, dựa trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, Chủ tịch Hiệp Hội các Đô thị Việt Nam. Lễ kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam đã được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 8/11/2008.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Đô thị Việt Nam
Lễ kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam - 8/11/2009 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội
Ngày 8/11 hàng năm là “Ngày Đô thị hóa Thế giới” (World Urbanism Day), cũng được hiểu là “Ngày Quy hoạch Đô thị Thế giới” (World Town Planning Day), do Giáo sư Carlos Maria Dello Paolero ở trường Đại học Buenos Aires (Argentina) đề xuất năm 1949 đã được Hiệp hội quốc tế các nhà Quy hoạch đô thị và vùng (ISOCARP) công nhận. Đã có trên 30 quốc gia trên toàn thế giới hưởng ứng, trong đó có Hiệp hội Quy hoạch Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế có liên quan khác tham gia hưởng ứng và tổ chức các hoạt động tích cực cho “Ngày Đô thị hóa Thế giới – 8/11” đem lại hiệu quả thiết thực.
Hy vọng rằng Ngày Đô thị Việt Nam - 8/11 hàng năm sẽ ngày càng có nhiều hoạt động phong phú, trở thành ngày hội lớn, ngày vui của mọi người dân đô thị, tự hào và hãnh diện với nơi ở của mình, ngôi nhà chung bền vững, đẹp, thân thiện, có môi trường sinh thái tốt, có cuộc sống văn minh, cho cả hôm nay và mãi mãi, cho thế hệ mai sau, cho đất nước Việt Nam giàu đẹp hơn qua hình ảnh của các đô thị bền vững, có bản sắc.
NGND.GS.TSKH. Nguyễn Thế Bá - Chủ tịch Danh dự Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam
Xây dựng Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng Sáng 6/11, UBND thành phố Nam Định tổ chức trọng thể lễ mít-tinh kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam 8/11, đồng thời phát động đợt đẩy mạnh xây dựng tuyến phố văn minh đô thị. Mai Tú (báo Nhân Dân) |
Các đô thị Việt Nam tăng hợp tác vì sự phát triển chung Ngày 8/11, tại Ninh Bình, Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN) tổ chức hội nghị thường niên 2010 và lễ kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam. Vũ Văn Đạt (TTXVN /Vietnam+) |
Hình ảnh một số đô thị Việt Nam ngày nay:
Thủ đô Hà Nội (ảnh: Ngụy Hà)
TP Đà Nẵng (ảnh: Lê Huy)
TP.HCM (Ảnh: KT&ĐS)
Mục tiêu cụ thể của “Ngày Đô thị hóa Thế giới – 8/11” là:
|
>>
- Cúp Vàng chất lượng xây dựng Việt Nam năm 2010
- Triển lãm ảnh "Hà Nội - Động và Tĩnh"
- Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 3 sẽ diễn ra từ 17-18/11
- Hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về giải pháp tổ chức không gian đi bộ tại các thành phố lớn"
- Hội thảo “Phát triển nhà ở và thị trường bất động sản - kinh nghiệm thế giới và lựa chọn cho Việt Nam”
- Hội thảo "Xây dựng bộ Chỉ số đô thị và Công tác quản lý đô thị ở Việt Nam"
- Thông báo khóa học "An toàn phòng hỏa trong Kiến trúc – Xây dựng hiện đại" lần 2
- Tuần lễ sách nghệ thuật và thiết kế
- Khánh thành Tháp tài chính Bitexco Financial Tower (BFT)
- Giao lưu trực tuyến về quản lý nhà nước lĩnh vực đất đai và môi trường
Lời bình
Tại các nước phát triển thì người ta đặt 'cư dân đô thị' là đối tượng chính, các nhà ...chuyên môn là 'đối tượng quan trọng' của sự kiện. Sự kiện trải dài cả tháng, như một festival với sự tham gia của mọi người, kể cả trẻ con !
Chủ nhân thực sự của đô thị là cư dân của nó ! Không chắc có nhiều người VN biết tới sự kiện này, kể cả giới chuyên môn. Hy vọng năm sau ! :-)
Vì một Đô thị Việt Nam phát triển bền vững!
tin bình luận RSS của chủ đề này