Ngày 27/6 tại TP Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Quy hoạch và bảo tồn phát triển đô thị Thừa Thiên Huế - các giải pháp thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị". Tọa đàm được chủ trì bởi KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế và ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự tham gia của đại diện Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị - nông thôn (VIAP - Bộ Xây dựng), Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế, các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị.
KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam - phát biểu khai mạc
(ảnh: KTS Lê Việt Sơn)
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc đóng góp nhiều sáng kiến nhằm xây dựng Thừa Thiên - Huế thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương; phát triển cả tỉnh theo mô hình tập hợp đô thị văn hóa được cấu thành bởi hạt nhân đô thị Huế, các thị trấn sinh thái, nơi có đủ các dịch vụ về văn hóa - du lịch cao cấp, trên cơ sở tôn trọng giá trị thắng cảnh tự nhiên, lịch sử, văn hóa Huế đặc sắc và khai thác các tiềm năng về tri thức - công nghệ khoa học kỹ thuật. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững theo nguyên tắc chủ động giữ gìn các yếu tố văn hóa đặc sắc Huế, củng cố vị trí di sản Huế trong hệ thống di sản thế giới, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng thiên tai và biến đổi khí hậu...
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ ĐỘT PHÁ CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2015 1. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển đô thị, tạo bước đột phá để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông gắn kết các trung tâm phát triển kinh tế, các vùng kinh tế của Thừa Thiên Huế. Trọng tâm là nâng cấp và mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài, mở rộng cảng nước sâu Chân Mây. Phối hợp chặt chẽ với Trung ương trong các dự án xây dựng đường bộ, nhất là tuyến đường cao tốc Huế - Đà Nẵng, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn La Sơn - Hải Vân và hai hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49A, 49B. Huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống đô thị vệ tinh nhất là các đô thị Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Bình Điền..., đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị ở thành phố Huế nhất là các dự án xử lý nước thải, các dự án chỉnh trang đô thị, các dự án đầu tư khu đô thị mới ở Khu Quy hoạch An Vân Dương, nâng cao chất lượng đô thị hóa trên toàn tỉnh, đầu tư phát triển các khu cụm đô thị mới. Phát triển các cơ sở hạ tầng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở sinh viên, nhà ở cho các khu công nghiệp, xây dựng mới các khu tái định cư, khu dân cư tập trung ở các đô thị... Phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại, tăng cường kêu gọi đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với quy mô lớn; đồng thời tập trung các giải pháp CCHC, giải quyết mọi chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp trên các lĩnh vực, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm huy động tối đa tổng mức đầu tư toàn xã hội để phát triển kinh tế xã hội... Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ nguồn lực của trung ương, huy động cao nhất nguồn lực trong và ngoài nước như các nguồn vốn ODA, NGO... để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật như giao thông bằng nhiều hình thức (BT, BOT, BOO...), đặc biệt là giao thông đối ngoại, giao thông kết nối các đô thị vệ tinh, kết nội đô thị miền núi Nam Đông, ALưới và TP Huế... Hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, bảo đảm điều tiết tốt nguồn nước, hạn chế lũ lụt, ngăn mặn, giữ ngọt và cung cấp nước cho sản xuất. Trọng tâm là: công trình hồ Tả Trạch, hồ chứa nước Thủy Yên Thủy Cam, hệ thống thủy lợi Tây Nam Hương Trà, hệ thống thủy lợi Ninh Hòa Đại. Hoàn thiện hệ thống cấp nước, cấp điện và vệ sinh môi trường. Nâng cấp nhà máy nước Tứ Hạ, xây dựng nhà máy nước Phong Thu, Thủy Yên - Thủy Cam, Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc. Hoàn thành xây dựng hệ thống cấp nước đến các xã vùng đồng bằng, các thị trấn và vùng dân cư tập trung hai huyện Nam Đông, A Lưới. Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, khu du lịch, ở các huyện; các điểm chôn lấp chất thải rắn cho các trung tâm tiểu vùng. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị. 2. Xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước, coi đây là hướng đột phá để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dần dần hình thành kinh tế tri thức. Tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hoàn thành xây dựng Làng đại học và các thiết chế phục vụ cho dạy và học để xây dựng và phát triển Đại học Huế thành một trong những trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của quốc gia và ngang tầm với các đại học trong khu vực; không ngừng mở rộng liên kết đào tạo quốc tế, phấn đấu trở thành đại học quốc gia trước năm 2015; từng bước hình thành đại học quốc tế. Huy động các nguồn lực để xây dựng Thừa Thiên Huế từng bước hình thành là trung tâm công nghệ cao của cả nước. Triển khai quy hoạch, xây dựng trung tâm công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao. Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ quốc gia và quốc tế vào sản xuất, quản lý; bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hoá Huế. Đầu tư xây dựng Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thành trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ bảo tồn di sản trong nước và quốc tế. 3. Xây dựng trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch. Nghiên cứu, từng bước hoàn thiện bản sắc văn hoá Huế, đặc trưng văn hoá Huế để xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam; xem đây là lợi thế so sánh lâu dài để phát triển Huế, làm cho Huế ngày càng đặc sắc, thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Quy hoạch, xây dựng hệ thống công viên, tượng đài, các công trình văn hoá, trọng tâm là: Trung tâm hội nghị, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung, Trung tâm Điện ảnh, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Đại Nội và một số di tích quan trọng để xứng đáng là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kỳ Festival, các hoạt động đối ngoại để tăng cường quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế, nhất là Nhã nhạc Cung đình, quần thể di tích Cố đô Huế, vịnh đẹp Lăng Cô. 4. Xây dựng Trung tâm y tế chuyên sâu, sớm trở thành thương hiệu quốc tế, gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đầu tư hoàn thiện và đồng bộ Trung tâm y tế chuyên sâu, bao gồm Bệnh viện Trung ương Huế, Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm hoá dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm để trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy mở rộng liên doanh, liên kết với quốc tế, nhất là kỹ thuật công nghệ cao trong chẩn đoán, điều trị, trong đào tạo và chuyển giao công nghệ. Tập trung hoàn thành Bệnh viện quốc tế, các trung tâm chuyên sâu: Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm; trung tâm ung bướu và y học hạt nhân; trung tâm sản phụ khoa; trung tâm bảo trì trang thiết bị y tế; trung tâm điều phối ghép tạng và bảo trì mô ghép; cải tạo và nâng cấp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược; xây dựng Bệnh viện thực tập, các bệnh viện chuyên khoa; nghiên cứu phục hồi Thái y viện để vừa làm tốt sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vừa quảng bá thương hiệu, tiến tới hình thành ngành du lịch mới về khám, chữa bệnh. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao năng lực của bệnh viện tuyến huyện, hiện đại hoá một số bệnh viện đầu ngành. Hoàn thành, đưa vào sử dụng Bệnh viện Đa khoa tỉnh ở phía Bắc, Bệnh viện Chân Mây và các bệnh viện chuyên khoa, Trung tâm Y tế dự phòng. Hoàn thành nâng cấp các bệnh viện huyện, các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã đạt chuẩn, phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân. 5. Tập trung chỉ đạo các chương trình trọng điểm: Chương trình nâng cấp và phát triển đô thị, trọng tâm là đô thị Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị xã Thuận An. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Chương trình xây dựng và phát triển khu kinh tế, đô thị Chân Mây - Lăng Cô. Chương trình xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. Chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Chương trình phát triển công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm. Chương trình bảo vệ môi trường, phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu. (Trích Báo cáo kết quả sau một năm triển khai thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến 2020) |
- Hội thảo “Thông minh + Kết nối: Xu thế phát triển nhà ở và đô thị hiện đại”
- Triển lãm Quốc tế Vietbuild HCM 2011
- Triển lãm Bất động sản và các dịch vụ tài chính - VPF 2011
- Trao giải cuộc thi quốc tế "Ý tưởng quy hoạch - kiến trúc Khu đại học Phố Hiến - Hưng Yên"
- Hội thảo “Chính sách tài chính cho thị trường bất động sản Việt Nam”
- Phát động cuộc thi thiết kế “Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người”
- Hội thảo "Hợp tác đối tác Thụy Điển - Việt Nam trong phát triển bền vững"
- Hội thảo “Khánh Hòa – Vận hội đầu tư và phát triển”
- Diễn đàn Sáng Tạo Xanh - Sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo
- Triển lãm Kiến trúc Việt Nam - VietArc 2011