Ngày 28/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức triển khai kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Dung cho biết, việc triển khai kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 nhằm bảo vệ tính toàn vẹn và tính xác thực của các thuộc tính vật chất, tự nhiên của Quần thể di tích Cố đô Huế trước những nhân tố tác động tiêu cực của thiên nhiên, để giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản Huế được bảo vệ có tính hệ thống và lâu dài.
Tu bổ Eo Bầu Nam Xương Đài, mặt Nam Kinh thành Huế. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)
Kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 có các nội dung chủ yếu, bao gồm xác lập cơ sở pháp lý và các điều khoản luật pháp chủ yếu áp dụng trong việc quản lý, bảo vệ Quần thể Di tích Cố đô Huế nhằm bảo tồn, tôn tạo và chuyển giao nguyên vẹn giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích Cố đô Huế cho các thế hệ tương lai theo tinh thần Công ước Di sản Thế giới.
Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động, có khả năng làm ảnh hưởng tới việc bảo vệ trong dài hạn tính toàn vẹn, tính xác thực, cùng các thuộc tính quan trọng tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể Di tích Cố đô Huế.
Trên cơ sở đó, tỉnh đưa ra các mục tiêu, chính sách với định hướng dài hạn từ nay tới năm 2030 nhằm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, phù hợp với đặc thù của Quần thể Di tích Cố đô Huế; xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư, thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng, đáp ứng yêu cầu về huy động vốn, đảm bảo các mục tiêu và tiến độ đề ra.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương có di tích tập trung 5 nhóm giải pháp chính là bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường cảnh quan đô thị và cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích; khoanh vùng bảo vệ, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư và đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao năng lực của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Trước mắt, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tập trung xây dựng hoàn thiện quy chế phối hợp quản lý các di tích với Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, các thị xã và các huyện Phú Vang, Phú Lộc và các cơ quan liên quan; quy chế xây dựng tại các phường nội thành; thống kê, di dời các hộ dân trong vùng quản lý di tích; ứng dụng công nghệ thông tin (GIS) trong quản lý các di tích; điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ các di tích; bảo tồn, tu bổ các công trình chuyển tiếp thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế từ 2008-2015 và giai đoạn 2016-2020, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích Cố đô Huế.../.
(TTXVN /Vietnam+)
- Xây cầu metro vượt xa lộ Hà Nội
- TP.HCM đầu tư 140 triệu USD cho tuyến xe buýt nhanh số 1
- Đà Nẵng điều chỉnh quy hoạch tổng thể giao thông tĩnh
- Đề án đặc khu kinh tế Phú Quốc đang được Chính phủ xem xét
- Phát động cuộc thi “Đồng hành cùng Di sản thế giới Hội An”
- Vingroup quyết tâm đầu tư vào 3 ga đường sắt lớn nhất Việt Nam
- Quy hoạch Quy Nhơn thành trung tâm kinh tế biển
- Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn đến năm 2030
- TP.HCM chậm di dời, tháo dỡ chung cư xuống cấp, hư hỏng nặng
- TP. HCM được ủy quyền duyệt thiết kế cơ sở đường sắt đô thị