Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Tin tức Việt Nam Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn di tích ở Côn Đảo

Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn di tích ở Côn Đảo

Viết email In

Điều chỉnh Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo trước nhu cầu phát triển du lịch mạnh mẽ của hòn đảo xinh đẹp này là hết sức cần thiết. 

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo theo hướng bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững - thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới - nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên đảo.  


Ông bà Smith - Brad Pitt và Angelina Jolie - từng ghé thăm nhà tù Côn Đảo.
(Ảnh:Landtour Côn Đảo) 

Theo quy hoạch, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo bao gồm các khu vực: (i) Cụm di tích trung tâm (giới hạn bởi đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Lê Đức Thọ, đường Trần Phú và đường Tôn Đức Thắng); (ii) Cụm di tích Chuồng bò (trên đường Võ Thị Sáu); (iii) Di tích Nghĩa trang Hàng Dương; và (iv) Các điểm di tích (Cầu Ma Thiên Lãnh, Sở Muối, Chùa Núi Một, Đền thờ Bà Phi Yến, Khu nghĩa địa Tây, Nhà tưởng niệm Anh hùng lực lượng vũ trang Võ Thị Sáu). 

Tổng diện tích điều chỉnh là 110,69 héc-ta, trong đó, khu vực bảo vệ 1 là 41,04 héc-ta; khu vực bảo vệ 2 là 69,65 héc-ta. 

Về không gian, quy hoạch chia thành hai trục chính: (i) Trục tương lai là trục trung tâm của toàn khu vực, hướng ra biển, với các hạng mục chủ yếu gồm: đài tưởng niệm, quảng trường, hệ thống bệ nước với các đài lửa; (ii) Trục ký ức là trục chạy dọc các di tích trại giam số 6, 7, 8, và 9; trong không gian này lắp đặt hệ thống âm thanh và tạo dựng cảnh quan mô phỏng hình ảnh quá khứ của Nhà tù Côn Đảo.

Quy hoạch cũng phân khu chức năng thành hai khu vực là phân khu bảo tồn (khu vực bảo vệ 1) và phân khu phát huy giá trị di tích (khu vực bảo vệ 2).

Đối với khu vực bảo vệ 1, quy hoạch không cho xây dựng công trình kiến trúc mới. Ngoài việc tu bổ, tôn tạo các công trình di tích đã bị xuống cấp, chỉ xây dựng biển bảng giới thiệu di tích và biển chỉ dẫn đường có hình dáng, chất liệu phù hợp, được bố trí hợp lý, bảo đảm mỹ quan, không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích.

Các hạng mục công trình trong khuôn viên di tích đã bị phá hủy hoàn toàn chỉ được phục hồi khi có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, có ý nghĩa tạo lập hoàn chỉnh một không gian di tích gốc và có đủ tư liệu khoa học. Các hạng mục công trình trong di tích đã bị phá hủy, không thuộc diện được phục hồi chỉ tiến hành bảo tồn phần nền móng còn lại hoặc trồng cây xanh tạo hình nền, kết hợp dựng biển bảng giới thiệu.

Đối với khu vực bảo vệ 2 chỉ được xây dựng các công trình phục vụ phát huy giá trị di tích với hình thức kiến trúc mái dốc, chiều cao tối đa so với cao độ vỉa hè không quá 12 mét; sử dụng vật liệu và màu sắc phù hợp, hài hòa với không gian cảnh quan chung của di tích...

Về quy hoạch giao thông, hệ thống đường giao thông được chia thành ba loại là đường xây dựng mới, đường cải tạo bề mặt và đường đi bộ. Trong đó, cải tạo đường Tôn Đức Thắng, đường Lê Duẩn, đường nối từ các di tích trại giam số 6, 7, và 8 tới khu vực quảng trường đi bộ kết hợp với việc tổ chức các hoạt động ẩm thực, chợ đêm, triển lãm ngoài trời… Ưu tiên phát triển các loại phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường và các loại phương tiện vận chuyển thô sơ để phục vụ du lịch.

Thời gian thực hiện quy hoạch từ năm 2016 đến năm 2030. 

Quang Chung 
(TBKTSG)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo